Tổng hợp 13 cách trị táo bón cấp tốc tại nhà đơn giản và hiệu quả

Nếu bạn mắc chứng táo bón và đang tìm cách trị táo bón tại nhà hiệu quả hãy tham khảo và thử áp dụng một trong 13 cách chữa táo bón cho cả người lớn và trẻ em, đã được khoa học chứng minh để giúp cải thiện tình trạng nhé!

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh táo bón

Táo bón là một vấn đề phổ biến của đường tiêu hóa, đây không phải là bệnh lý và không gây nguy hiểm tính mạng tức thời. Tùy theo thời gian mắc táo bón nó có thể được gọi là táo bón mạn tính hoặc táo bón cấp tính.

Tham khảo thêm:

Tuy táo bón không phải là vấn đề sức khỏe nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp can thiệp hay các cách trị táo bón, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe như rối loạn toàn thân, bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng và thậm chí ung thư trực tràng… Bên cạnh đó, mắc táo bón kéo dài cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Để chữa táo bón cấp tốc, nhanh nhất, hiệu quả nhất cần xác định được nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương cho biết, có rất nhiều người nhân gây táo bón ở cả người lớn và trẻ em, nhưng chủ yếu vẫn là các nguyên nhân như:

  • Có chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng dưỡng chất, trong bữa ăn hàng ăn quá ít các thực phẩm có chất xơ (bao gồm rau xanh và trái cây)
  • Uống không đủ lượng nước cơ thể cần trong một ngày
  • Ngồi và nằm nhiều, không vận động thể dục thể thao thường xuyên
  • Mắc các bệnh gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa như viêm đại tràng, đại tràng kích thích, bệnh suy giáp…
  • Trầm cảm, căng thẳng
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh gây nên
  • Do mang thai…

Một người được xem là đang mắc chứng táo bón và cần phải điều trị táo bón nếu có số lần đi tiêu trong 1 tuần ít hơn 3 lần (đi tiêu được gọi là bình thường với số lần 3 – 5 lần/ tuần), bụng luôn có cảm giác chướng và căng tức, khi đi tiêu có cảm giác phân không ra hoặc ra không hết, rặn thật lâu và thật mạnh khi đi tiêu, hình thái phân khô cứng và vón cục như phân dê (đôi khi có lẫn chất nhầy và máu)… là các dấu hiệu táo bón thường gặp. Tùy vào mức độ táo bón nặng hay nhẹ, táo bón lâu ngày kéo dài hay không mà cách trị táo bón tại nhà có thể hiệu quả làm giảm bớt các triệu chứng, hoặc bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị tích cực hơn.

13 cách trị táo bón tại nhà, hiệu quả cấp tốc

Để tránh táo bón kéo dài và ngày càng nặng hơn bạn cần có biện pháp can thiệp nhanh chóng, kịp thời. Dưới đây là một số cách trị táo bón tại nhà an toàn, hiệu quả nhanh chóng bạn có thể tham khảo và áp dụng.

1. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ giúp chữa táo bón

Xây dựng/ hoặc điều chỉnh thực đơn ăn uống hàng ngày cân bằng các dưỡng chất, đặc biệt, tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ hòa tan, không lên men được là một trong những cách trị táo bón an toàn và hiệu quả lâu dài được chuyên gia khuyến khích.

Tổng hợp 13 cách trị táo bón cấp tốc tại nhà đơn giản và hiệu quả
Tổng hợp 13 cách trị táo bón cấp tốc tại nhà đơn giản và hiệu quả

Vậy táo bón ăn gì? Trong bữa ăn hàng ngày nên bổ sung các loại rau xanh lá (mồng tơi, rau chân vịt…), các loại trái cây tươi (kiwi, táo, bơ, trái cây họ cam quýt…), các loại hạt (hạt chia, hạnh lanh, hạt hạnh nhân, hồ trăn, óc chó…), các loại đậu (đậu đỏ, đậu đen, đậu Hà Lan, đậu lăng…)…

2. Cách trị táo bón tại nhà: Ăn mận khô

Bên cạnh chất xơ, trong mận khô còn chứa một lượng lớn sorbitol có tác dụng nhuận tràng hiệu quả. Đây là một thực phẩm hỗ trợ điều trị táo bón tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc Hội chứng ruột kích thích IBS nên tránh dùng mận khô để chữa táo bón. Để cách trị táo bón này hiệu quả và an toàn, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để biết rõ hơn về liều lượng cũng như các lưu ý khác.

3. Uống nhiều nước để trị táo bón

Cơ thể nếu được cung cấp đủ nước không chỉ tốt cho sức khỏe, đào thải độc tố, tăng cường nhu động ruột mà còn có tác dụng ngăn ngừa/ hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Nước bao gồm nước lọc, nước ép trái cây tươi, nước canh… Chuyên gia khuyên người mắc táo bón nên uống từ 2 – 3 lít nước/ngày. 

4. Trị táo bón tại nhà bằng cách tập thể dục thường xuyên

Thể dục thể thao thường xuyên ngoài tốt cho sức khỏe thể chất nói chung còn tốt cho hệ tiêu hóa vì tác động đến nhu động ruột giúp nó hoạt động mạnh mẽ hơn, nhờ đó tống xuất phân ra ngoài dễ dàng. Một số bài tập thể dục được cho là có tác động tích cực đến đường tiêu hóa là chạy bộ, bơi lội, các tư thế yoga (em bé, vặn mình…) 

5. Massage giúp giảm tình trạng táo bón

Ngoài các bài tập thể dục thể thao trên, việc massage bụng thường xuyên cũng có tác dụng chữa táo bón nhanh nhất, hiệu quả nhất do tác động trực tiếp đến nhu động ruột khiến nó hoạt động mạnh mẽ hơn. Bạn có thể thực hiện massage bụng theo chiều kim đồng hồ từ trong ra ngoài khi mới thức dậy hoặc khi bụng đói.

6. Bổ sung lợi khuẩn probiotic cho đường ruột

Bổ sung lợi khuẩn probiotic (men vi sinh) cho đường ruột cũng được xem là cách chữa táo bón hiệu quả được nhiều người áp dụng. Thực phẩm giàu probiotic có thể giúp cải thiện mất cân bằng vi khuẩn đường ruột và ngăn ngừa táo bón. Do đó, ngoài chế độ ăn giàu các thực phẩm chứa chất xơ bạn nên bổ sung thêm các sản phẩm chứa probiotic như sữa chua, kefir, dưa muối, kombucha (thức uống lên men trà đen hoặc trà xanh), miso, kim chi…

Bổ sung lợi khuẩn probiotic cho đường ruột
Bổ sung lợi khuẩn probiotic cho đường ruột

7. Bổ sung các thực phẩm giàu prebiotic

Tương tự probiotic, chất xơ prebiotic cung cấp vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp tăng cường lợi khuẩn và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Do đó, việc bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu prebiotic cũng có tác dụng cải thiện táo bón hiệu quả. Một số các thực phẩm giàu prebiotic có thể kể đến như: yến mạch, chuối, măng tây, rau bồ công anh, tỏi tây, hành tây, các loại đậu và đậu Hà Lan, các loại quả mọng…

8. Thử chế độ ăn FODMAP thấp

Ăn theo chế độ hạn chế FODMAP (Fermentable Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides And Polyols) có thể giúp cải thiện triệu chứng táo bón cũng như các triệu chứng khác ở người mắc Hội chứng ruột kích thích IBS.

Các thực phẩm FODMAP thấp bao gồm: Cải thìa, cà rốt, hẹ, thì là, cà tím, bông cải xanh, bí xanh, đậu xanh và rau bina; Dâu tây, dứa, nho, cam, dưa chuột và quả kiwi; Thịt gà, thịt bò, đậu phụ và trứng; Cua, tôm hùm, cá hồi, cá ngừ và tôm; Dầu, hạt bí ngô, bơ, đậu phộng, hạt mắc ca và quả óc chó; Khoai tây, hạt diêm mạch, gạo lứt,…

Tuy vậy chế độ ăn này không được khuyến khích áp dụng lâu dài vì chúng loại bỏ một số thực phẩm giàu chất dinh dưỡng – là những prebiotic – có tác dụng hỗ trợ vi khuẩn đường ruột tốt.

9. Ăn mì nưa để bổ sung glucomannan

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị táo bón nặng ăn bún/mì/cơm nưa có thể cải thiện đáng kể tình trạng do nó bổ sung glucomannan cho cơ thể. Mì nưa chứa nhiều nước, chứa nhiều glucomannan – một loại chất xơ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đường ruột. Ngoài được xem là cách trị táo bón nặng, loại mì này còn giúp cải thiện đường máu và hỗ trợ giảm cân vì lượn calo thấp.

10. Dùng thuốc làm mềm phân và thuốc nhuận tràng

Bên cạnh cách trị táo bón bằng thực phẩm, chế độ ăn uống khoa học và vận động đúng cách, trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc trị táo bón như thuốc nhuận tràng, thuốc làm mềm phân để điều trị táo bón. So với cải thiện chế độ ăn uống và vận động, việc sử dụng thuốc được xem là cách chữa táo bón cấp tốc, nhanh nhất. Tuy nhiên chuyên gia khuyên bạn không nên lạm dụng để phòng tránh các tác dụng phụ nguy hiểm. 

11. Sử dụng Magnesium Citrate để điều trị táo bón

Magnesium Citrate hay magie có tác dụng làm tăng lượng nước trong ruột (từ đó làm mềm phân và tăng số lần đi tiêu) do đó, nó cũng được sử dụng như một loại thuốc nhuận tràng để điều trị táo bón không thường xuyên. Dù vậy, việc sử dụng magie để điều trị táo bón không được khuyến khích vì sử dụng nó thường xuyên sẽ khiến cơ thể phụ thuộc vào thuốc, bị mất nước và mất cân bằng điện giải.

12. Đi vệ sinh ngay khi mắc, không nhịn đi đại tiện

Để phòng tránh táo bón và cải thiện hiệu quả táo bón bạn còn cần bỏ thói quen nhịn đi tiêu, nên đi “nặng” ngay khi có dấu hiệu. Bởi việc lười đi vệ sinh, nín nhịn thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến táo bón và khiến chúng thêm trở nặng. Theo đó, bạn nên tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ để cơ thể có “phản xạ”, tốt nhất nên đi vệ sinh vào buổi sáng khi vừa thức dậy để đường ruột nhẹ nhàng, dễ chịu.

13. Đại tiện đúng tư thế

Bên cạnh khuyến cáo nên đi vệ sinh ngay khi mắc, tuyệt đối không trì hoãn cố làm cho xong việc hay nín nhịn do cảm giác sợ hãi/ đau rát khi đi tiêu bạn cũng cần tìm hiểu tư thế ngồi đại tiện đúng. Điều này giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn khi đi đại tiện, chưa kể nó cũng giúp việc tống xuất phân ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn. Để việc đi đại tiện dễ chịu hơn, có thể kê thêm chiếc ghế để gác chân ngồi cho thoải mái.

Mẹo chữa táo bón tại nhà bằng thảo dược dân gian

Ngoài những cách trị táo bón nêu trên, để chữa táo bón nhanh nhất bạn có thể áp dụng thêm các mẹo chữa táo bón tại nhà bằng thảo dược dân gian dưới đây:

1. Cách chữa táo bón cấp tốc bằng vừng đen

Vừng đen hay còn gọi là mè đen, theo y học cổ truyền đây là thực phẩm vừa có tính sát khuẩn, giải độc vừa có tác dụng nhuận tràng (giúp đi đại tiện dễ hơn đồng thời giảm triệu chứng khó tiêu, chướng bụng).

Dùng mè đen kết hợp với gừng cũng có tác dụng chữa táo rất tốt.

Cách chữa táo bón bằng mè đen: Giã nhỏ 3g gừng tươi và 100g mè đen, sau đó cho nước vào và nấu sôi. Nước sôi tắt bếp chờ nguội bớt, cho 30ml mật ong vào khuấy đều uống khi còn ấm. Ngày uống 3 lần, uống từ 3 – 5 ngày tình trạng táo bón sẽ được cải thiện.

2. Dùng dầu ô liu và chanh tươi giúp trị táo bón tại nhà

Các chất béo có trong dầu oliu có tác dụng giúp thành ruột trơn tru hơn, từ đó giúp đi đại tiện dễ hơn. Sử dụng dầu oliu kết hợp với chanh tươi sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, giúp tống phân ra ngoài một cách dễ dàng.

Cách chữa táo bón bằng dầu oliu và chanh tươi: Trộn đều dầu oliu và nước cốt chanh, tiếp đến cho một ít nước ấm vào hỗn hợp khuấy đều và uống vào buổi sáng sau khi vừa thức dậy.

3. Sử dụng hạt thì là chống táo bón

Trong số các loại hạt, hạt thì là được biết đến là loại hạt rất tốt cho đường ruột, không chỉ thế, sử dụng hạt thì là đúng cách còn giúp cải thiện chứng khó tiêu, ợ nóng cho người bị táo bón một cách hiệu quả.

Cách chữa táo bón bằng hạt thì là: Hạt thì là khô mang xay nhuyễn, mỗi ngày dùng một muỗng cà phê hạt thì là pha với chút nước nóng, khuấy đều và để nguội khoảng 10 phút sau sử dụng.

4. Thảo quyết minh: Vị thuốc chữa táo bón hiệu quả

Thảo quyết minh (tên khoa học là cassia tora L.) theo y học cổ truyền đây cũng là một trong những loại thảo dược dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả. Trong thảo quyết minh có chứa hoạt chất atragluocozit làm tăng nhu động ruột, thông tiện, giảm căng tức chướng hơi ở bụng.

Cách trị táo bón tại nhà bằng thảo quyết minh: Dùng 10 – 20g thảo quyết minh tươi đem sao vàng sau đó sắc/ hoặc hãm nước sôi lấy nước uống trong ngày với trường hợp mắc táo bón thông thường. Nếu mắc táo bón đi ngoài ra máu dùng kết hợp thêm với hòe hoa sao cháy để ngăn chảy máu. Lưu ý khi dùng thảo quyết minh, không nên dùng trong thời gian dài hoặc uống nhiều dễ gây tình trạng tiêu lỏng, và thận trọng khi sử dụng cho người bị tiêu chảy, huyết áp thấp.

5. Phan tả diệp: Vị thuốc nhuận tràng, trị táo bón

Phan tả diệp hay senna (tên khoa học là cassia angustifolia vahl.) tùy theo liều lượng và cách sử dụng có thể có tác dụng nhuận tràng hay tẩy xổ. Trong Đông y, phan tả diệp là vị thuốc dùng chữa táo bón rất hay vì giúp nhuận tràng, ăn uống khó tiêu.

Phan tả diệp giúp nhuận tràng rất tốt, đây cũng được xem là cách trị táo bón an toàn, hiệu quả nhanh chóng.

Cách chữa táo bón bằng phan tả diệp: Dùng 1 – 2g phan tả diệp dưới dạng thuốc pha hoặc thuốc sắc để nhuận tràng, giảm táo bón. Ngoài ra, để tăng tác dụng điều trị phan tả diệp có thể được phối chung với các vị dược liệu khác. Thầy thuốc khuyến cáo phụ nữ đang mang thai, phụ nữ sau sinh, người đang hư nhược cơ thể và hành kinh không dùng phan tả diệp để điều trị táo bón. Để an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phan tả diệp.

6. Muồng trâu: Vị thuốc chuyên trị táo bón

Muồng trâu (tên khoa học là cassia alata l.) hay còn gọi là muồng lác, trong dân gian, dược liệu này vừa có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, sát trùng, giải nhiệt. Trong lá của muồng trâu có chứa hợp chất sennoasides, khi hợp chất này đến đại tràng các vi khuẩn của đường ruột sẽ phân hủy nó thành hợp chất anthornes có tác dụng làm tăng nhu động ruột, đẩy phân ra ngoài dễ dàng.

Cách chữa táo bón bằng muồng trâu: Dùng từ 4 – 12g lá, cành và rễ của muồng trâu sắc nước uống. Với những trường hợp táo bón nặng có thể kết hợp thêm với chút chít, đại hoàng sắc uống trong ngày. Cần thận trọng khi sử dụng loại thảo dược này để điều trị táo bón ở phụ nữ mang thai.

7. Chữa táo bón tại nhà bằng mật ong

Ngoài những loại dược liệu dân gian trị táo bón kể trên, người bị táo bón cũng có thể dùng mật ong để điều trị táo bón. Mật ong xưa nay được biết đến có tác dụng giảm đau, chữa ho, nhuận trường. Không chỉ vậy, mật ong còn giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh do chứa nhiều lợi khuẩn.

Cách trị táo bón bằng mật ong: Uống 2 muỗng mật ong mỗi lần, ngày uống 3 lần. Với những trường hợp đường tiêu hóa có tổn thương nên uống mật ong khi bụng đói (khoảng 30 phút trước khi ăn). Cần nhớ không được dùng mật ong kết hợp với hành.

8. Dùng hạt lanh trị táo bón

Hạnh lanh rất giàu chất xơ hòa tan – loại chất giúp phân trở nên mềm, xốp hơn – do nó không bị phân hủy khi đi qua ruột non. Chưa kể, trong hạt lanh còn chứa chất nhầy, chất này khi kết hợp với nước sẽ tạo thành một loại gel giúp đường ruột vận hành trơn tru hơn. Do đó, hạt lanh được sử dụng để điều trị lẫn phòng ngừa táo bón.

Cách trị táo bón bằng hạt lanh: Dùng 12g hạt lanh cho vào 150ml nước (hoặc cũng có thể là nước ép trái cây, sữa), uống ngày 2 – 3 lần để phát huy hiệu quả.

9. Uống nước nha đam

Uống nước ép nha đam cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón do nha đam chứa nhiều vitamin, khoáng chất, acid amin, enzyme có tác dụng đào thải độc tố làm sạch đường ruột. Theo nghiên cứu, trong nha đam còn chứa aloin có tác dụng nhuận tràng. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng uống nha đam, mỗi ngày chỉ nên uống một lượng nhỏ, bởi nếu uống nhiều có thể gây tiêu chảy.

10. Ăn lê sau bữa ăn để trị táo bón

Quả lê không chỉ giàu các vitamin và khoáng chất, đặc biệt vitamin A, B, C, D, E (hàm lượng vitamin C trong một quả lê có thể đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể trong một ngày) mà còn giàu chất xơ (trong 100g lê chứa 3g chất xơ). Vì vậy, lê cũng được xếp vào nhóm thực phẩm giúp cải thiện và ngăn ngừa táo bón. Có thể dùng lê mỗi ngày, đặc biệt sau bữa ăn để hiệu quả điều trị táo bón tốt hơn.

Ăn lê sau bữa ăn để trị táo bón
Ăn lê sau bữa ăn để trị táo bón

Có thể bạn quan tâm:

11. Thử dùng giấm gạo

Để điều trị và phòng tránh táo bón giấm gạo cũng là một gợi ý hoàn hảo cho bạn. Dùng giấm gạo sẽ thúc đẩy nhu động ruột làm việc hiệu quả hơn từ đó phòng tránh, cải thiện tình trạng táo bón.

Cách trị táo bón bằng giấm gạo: Cho 30ml giấm gạo, 2 muỗng cà phê mật ong vào 200ml nước khuấy đều và uống trước khi ăn. Không nên uống giấm gạo quá nhiều vì nó có thể gây tổn thương dạ dày và ruột.

Lưu ý, một số cách trị táo bón tại nhà nêu trên có thể không phù hợp sử dụng cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và mẹ cho con bú… bị táo bón do đó cần cẩn trọng khi sử dụng. Tốt nhất với những đối tượng đặc biệt mắc táo bón nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ phương pháp nào gợi ý trên.

Người bị táo bón nên đi khám khi nào?

Như đã nói, táo bón không phải là bệnh lý gây nguy hiểm sức khỏe tức thời, tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Vì vậy khi có các dấu hiệu mắc táo bón bạn cần can thiệp tình trạng này càng sớm càng tốt. Ngoài áp dụng các cách trị táo bón tại nhà gợi ý trên, cách trị táo bón an toàn và hiệu quả nhất vẫn là xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp với vận động thể dục thể thao thường xuyên, tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ…

Xây dựng khẩu phần ăn uống hàng ngày khoa học hơn, cung cấp đủ lượng nước cơ thể cần, thường xuyên vận động thể dục thể thao, bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột… là những cách trị táo bón tại nhà an toàn và hiệu quả có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em. Trong trường hợp đã áp dụng các phương pháp trên nhưng tình trạng táo bón vẫn không thuyên giảm, bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân từ đó có cách điều trị táo bón phù hợp.

 

Bài viết gần đây