Guồng quay của cuộc sống hiện đại hối hả cùng với áp lực công việc khiến chúng ta thường xuyên bị căng thẳng và đau nhức đầu. Đau đầu không chỉ làm cơ thể mệt mỏi, uể oải, giảm hiệu quả học tập và làm việc mà nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ. Vậy, đau đầu nên làm gì – Một số lời khuyên dưới đây có thể hữu ích với các bạn đấy!
Cơn đau đầu như thế nào tiềm ẩn nguy hiểm?
Đau đầu đến với mỗi người có mức độ và tần suất khác nhau. Nhưng nếu không có tiền sử thường xuyên bị đau đầu mà xuất hiện 4 dấu hiệu dưới đây thì có thể bạn đang rơi vào tình trạng “nguy hiểm”:
- Cơn đau đến đột ngột và kéo dài năm phút, vượt khỏi sức chịu đựng của bạn
- Cơn đau đầu dữ dội – Tình trạng này chưa từng xảy ra trước đó
- Cơn đau đầu kèm theo các triệu chứng thần kinh như tê bì chân tay, nói chậm hoặc co giật.
- Cơn đau lan ra sau đầu và đi xuống cổ
Tham khảo thêm:
- 16 cách trị đau đầu tại nhà giúp giảm đau nhanh chóng
- Bị đau đầu nên ăn gì? kiêng gì? 11 thực phẩm giúp giảm đau nhức đầu
- Ngủ dậy bị đau đầu do đâu và có cách nào để khắc phục?
Khi nhận thấy những điều bất thường như vậy, bạn hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ để kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc giảm đau vì triệu chứng sẽ bị che lấp và khiến tình hình trầm trọng hơn.
Khi bị đau đầu nên làm gì?
Cơn đau đầu có thể xuất hiện “bất thình lình” bất kỳ thời điểm nào trong ngày khiến bạn không kịp trở tay. Để chủ động đối phó với chứng bệnh này, bạn hãy tham khảo và lưu lại những cách giảm đau đầu hiệu quả mà OTiV chia sẻ dưới đây:
Đau đầu nên làm gì? Bổ sung các loại thực phẩm
Một số thực phẩm có thể ngăn ngừa và làm dịu cơn đau đầu rất hiệu quả mà rất ít người biết đến, chẳng hạn như:
- Cải bó xôi (rau chân vịt)
Chứa lượng Ma-giê lớn – Cải bó xôi là thực phẩm có khả năng giảm đau đầu mạnh mẽ. Hãy thường xuyên nấu các món ngon từ cải bó xôi để góp phần ngăn chặn đau nhức đầu. Mỗi ngày, bạn nên ăn 1 chén cải bó xôi tương đương 80 – 100g là đủ bởi với lượng như vậy sẽ cung cấp 24 miligam ma-giê cho cơ thể.
- Cá thu
Cá thu giàu Axit béo Omega 3 – Chất béo lành mạnh này hoạt động như một chất chống viêm, bảo vệ thần kinh và làm giảm mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu cũng như đau nửa đầu. Nếu không thích ăn cá thu, bạn có thể thay thế bằng các loại cá chứa nhiều Omega 3 như cá hồi và cá mòi. Lượng cá tiêu chuẩn mỗi ngày là 3 – 4 ounce tức là từ 85g – 115g.
- Sữa chua nguyên chất
Sữa chua cung cấp hàm lượng lớn Riboflavin – Thành phần của phức hợp vitamin B có công dụng giảm tần suất các cơn đau nửa đầu và ngăn ngừa đau nửa đầu. Ăn 1 hũ sữa chua vào mỗi sáng là tốt nhất và nhớ là sữa chua nguyên chất bạn nhé!
- Quả chứa nhiều nước
Stella Metsovas – Chuyên gia dinh dưỡng ở Laguna Beach, California giải thích: “Nước tự nhiên có trong cả trái cây và rau quả chứa các khoáng chất thiết yếu như Magie rất cần trong phòng ngừa đau đầu”. Do đó, bạn hãy lấp đầy tủ lạnh nhà mình bằng các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao như dưa hấu, dưa chuột, cà chua và rau diếp. Nhưng chỉ nên ăn 5 phần hoa quả một ngày thôi các bạn nhé! (1 phần hoa quả tương đương 80g).
- Blueberry
Trong các loại hoa quả tốt cho não bộ, Blueberry chính là ứng cử viên tiêu biểu. Đây là trái cây được nghiên cứu chuyên sâu và phát hiện chứa hoạt chất chống gốc tự do – Một trong những nguyên nhân chính gây đau đầu là Anthocyanin và Pterostilbene. Hai hoạt chất này có khả năng vô hiệu hóa hoạt động của các gốc tự do, bảo vệ não bộ.
Đối phó với nguy cơ bệnh lý từ não có nguyên nhân bắt nguồn từ căng thẳng thần kinh, stress, các chuyên gia thần kinh học đều cho rằng, mỗi người cần có chiến lược phòng ngừa từ sớm.
Trước tiên, bạn nên sắp xếp công việc hợp lý, không lạm dụng rượu bia, chất kích thích, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Bên cạnh đó, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và ăn uống điều độ…
Đặc biệt, kết quả nghiên cứu lâm sàng của đại học Cincinnati – Hoa Kỳ thực hiện vào năm 2010 đã chứng minh tinh chất thiên nhiên từ Blueberry chứa hai hoạt chất sinh học quý Anthocyanin và Pterostilbene có khả năng vô hiệu hóa và dọn dẹp các gốc tự do, góp phần ngăn chặn hình thành xơ vữa và huyết khối. Nhờ đó, khơi thông dòng máu lên não, kích thích sự tái tạo, dẫn truyền các tế bào thần kinh giúp cải thiện thiếu máu não, giảm đau đầu, mất ngủ, căng thẳng thần kinh và hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý về não một cách hiệu quả.
Đồng thời, Blueberry còn được chứng minh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như: làm chậm suy giảm chức năng nhận thức và vận động, làm giảm các triệu chứng trầm cảm, giảm lượng đường Glucose hay Cholesterol, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ cũng như hỗ trợ và phòng ngừa tai biến mạch máu não – đột quỵ
Nhức đầu nên làm gì? Áp dụng biện pháp dân gian
Châm cứu hay chườm nóng là những biện pháp trị đau đầu tự nhiên mà không cần dùng thuốc mang lại hiệu quả tương đối tốt, tuy nhiên, cần được thực hiện đúng quy trình:
- Châm cứu
Bác sĩ châm cứu sẽ dùng những mũi kim chuyên dụng châm trực tiếp vào những huyệt đạo quan trọng cơ thể. Dưới tác động của kim châm, các huyệt đạo sẽ giải phóng ra Endorphine – Hormone có tác dụng lưu thông máu và điều hòa hoạt động não giúp giảm đau đầu mà không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, để có kết quả tốt nhất, bạn cần kiên trì châm cứu 1 lần/ 1 ngày và mỗi lần khoảng 20 phút cho đến khi thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.
- Kết hợp chườm nóng và chườm lạnh
Không chỉ giảm đau đầu, chườm nóng và chườm lạnh đúng cách còn giúp giảm đau xương khớp hiệu quả. Trong khi hơi lạnh có tác dụng giảm đau thì hơi nóng làm giảm căng thẳng giúp đầu óc thoải mái và thư thái vô cùng.
Do đó, muốn giảm đau đầu nhanh, bạn cần kết hợp chườm lạnh và chườm nóng với nhau. Sau khi dùng khăn ướp đá lạnh đắp lên đỉnh đầu và 2 bên thái dương khoảng 15 phút, bạn lấy khăn ngâm nước nóng (độ nóng vừa phải, nóng quá sẽ làm bỏng da vì da vùng mặt rất nhạy cảm) áp lên thái dương hoặc xoang mũi. Thời gian chườm nóng cũng khoảng 10 – 15 phút, nếu muốn bạn có thể chườm lâu hơn đến khi cảm thấy cơn đau đầu dịu hẳn đi.
Ngoài 2 phương pháp này, bạn có thể áp dụng một số động tác massage thái dương, trán và vai gáy đơn giản. Trong khi massage, sử dụng chút tinh dầu tự nhiên như tinh dầu oải hương, tinh dầu sả, tinh dầu bưởi,… sẽ đem đến cho bạn cảm giác thư thái và dễ chịu hơn.
Nhức đầu nên làm gì? Sử dụng các bài thuốc Đông y
Những bài thuốc dân gian được điều chế từ thảo mộc tự nhiên là gợi ý lý tưởng cho những ai chưa biết nhức đầu nên làm gì. Một số dược liệu có tác dụng hỗ trợ dưỡng não, lưu thông khí huyết giúp giảm đau đầu đó là:
- Uống nước lá hương nhu
Bạn lấy 1 lượng nhỏ lá hương nhu (khoảng 1 nắm tay) đun sôi với 2 chén nước trong khoảng 10 phút. Sau đó, chắt lấy nước cốt để uống còn phần bã để cho bớt nóng rồi đắp trực tiếp lên trán hoặc thái dương.
Hương nhu có tính ấm nên sẽ làm thoát mồ hôi giúp lưu thông khí huyết giảm đau đầu hữu hiệu. Nếu không có thời gian, bạn chỉ cần vặn nhỏ lá hương nhu cho vào bát nước nóng rồi đợi khoảng 3 phút là có thể uống được ngay.
- Nước ngải cứu, tía tô và sả
Ngải cứu, tía tô và sả là những thảo mộc quen thuộc với chúng ta. Theo Đông Y, khi 3 loài cây dân dã này kết hợp với nhau sẽ cho ra bài thuốc chữa đau đầu công hiệu.
Uống nước ngải cứu giảm nhẹ cơn đau đầu
Trước tiên, bạn chuẩn bị ngải cứu, lá tía tô và sả – Mỗi thứ khoảng 100g. Tiếp đó, cho tất cả số nguyên liệu này vào nồi cùng 800ml nước và đun sôi cho đến khi còn khoảng 400ml nước thì tắt bếp.
Uống nước ngải cứu, tía tô và sả từ 5 – 7 ngày không chỉ giảm đau đầu mà còn bớt đau họng và ngừa cảm mạo. Bạn có thể uống loại nước này 2 lần mỗi ngày và mỗi lần uống 1 chén nhỏ.
- Trà gừng
Enzyme Zingibain có trong thân và rễ củ gừng có tác dụng giảm nhẹ các cơn đau đầu, đau nửa đầu và đau do viêm khớp. Vậy nên, bạn có thể tự tay làm món trà gừng để uống mỗi ngày giúp xoa dịu cơn đau đầu tại nhà.
Nấu trà gừng rất đơn giản. Bạn chỉ cần thả 5 lát gừng thái mỏng vào nồi nước đang sôi (khoảng 300ml nước) rồi đun lửa nhỏ thêm 3 phút. Sau đó, cho trà gừng ra ly và uống khi nóng sẽ giúp tinh thần sảng khoái, cảm giác đau nhức đầu dần tiêu tan.
Đau đầu nên làm gì? Dùng các loại thuốc Tây y
Sử dụng thuốc giảm đau nhanh là biện pháp mà chúng ta thường nghĩ đến đầu tiên khi chưa biết bị đau đầu nên làm gì? Và một số tên thuốc giảm đau đầu mà ai cũng thuộc nằm lòng đó là Paracetamol, Aspirin,…
Có thể bạn quan tâm:
- Cách dễ ngủ hữu hiệu, phương pháp dễ làm hiệu quả nhất
- Bệnh quai bị – Nguyên nhân dẫn đến và cách phòng hiệu quả
Mặc dù các tác dụng giảm nhanh các cơn đau đầu, nhưng nếu lạm dụng các loại thuốc đau đầu này sẽ dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc và không tốt cho dạ dày, thậm chí có thể khiến suy giảm trí nhớ. Vì vậy, nếu thường xuyên bị đau nhức đầu, thay vì cố nạp vào người những loại thuốc này, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc phù hợp hơn nhé!
Không nên làm gì khi bị nhức đầu?
Bên cạnh thay đổi về dinh dưỡng, những thay đổi về lối sống và sinh hoạt cũng là một mắt xích quan trọng trong việc hạn chế những cơn đau xuất hiện và giảm mức độ đau nếu nó có xảy ra.
Có một số thói quen hoặc hành động tưởng chừng “vô hại” lại ngấm ngầm khiến cơn đau đầu của bạn trở nên dữ dội hơn. Sau đây, OTiV sẽ chỉ ra cho bạn những điều nên tránh để phòng chống và giảm đau đầu một cách tốt nhất:
Đừng bỏ bữa
Bị đói đến mức chân tay run rẩy có thể bị đau nửa đầu bên phải bởi vì thiếu lượng đường trong máu (mức Glucose) gây ra những thay đổi trong não của chúng ta. Đừng bao giờ để dạ dày trống rỗng, ngay cả khi bạn đang giảm cân.
Đừng uống thuốc giảm đau liên tục trong nhiều ngày
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn quen thuộc có thể giúp giảm đau đầu tạm thời rất tốt, thế nhưng việc uống liên tục trong 3 hoặc 4 ngày có thể dẫn đến tình trạng đau đầu tái phát. Quan trọng hơn, uống thuốc quá nhiều sẽ khiến cơ thể của bạn bị phụ thuộc vào chúng và dần mất đi khả năng tự hồi phục. Rất nhiều trường hợp xuất huyết bao tử do dùng liên tục thuốc giảm đau trong nhiều ngày.
Nếu trong 1 tháng, bạn bị đau đầu lặp lại nhiều lần, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ kê cho bạn toa thuốc thích hợp giúp giảm và ngăn ngừa đau đầu an toàn, hiệu quả.
Đừng ngủ quá nhiều hoặc quá ít
Việc bạn ngủ quá nhiều hay quá ít đều kích thích cơn đau đầu bùng phát. Hãy tập thói quen ngủ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm để não bộ và cơ thể bạn được nghỉ ngơi đúng mực.
Đừng cố gắng chịu đựng
Cố gắng phớt lờ cơn đau có thể làm cho cơn đau đầu tồi tệ hơn. Thay vì cố gắng chịu đựng và tiếp tục làm việc, bạn nên tìm đến nơi yên tĩnh và ít sáng rồi nằm xuống sẽ giúp cơn đau dần qua đi.
Tránh tiếng ồn lớn
Đến những nơi có tiếng ồn lớn như quán bar, rạp chiếu phim, sự kiện âm nhạc,…sẽ làm cho tình trạng đau đầu của bạn trầm trọng hơn. Mặc dù vì nhiều lý do, đôi khi chúng ta khó tránh được việc phải đến địa điểm ồn ào, nhưng hãy lựa chọn cho mình một vị trí yên tĩnh nhất có thể hoặc không nên ở lại quá lâu để tránh cơn đau đầu phát tác.
Tránh một số loại thực phẩm
Một số thực phẩm và đồ uống có thể gây ra tình trạng đau đầu, chẳng hạn như: Rượu vang đỏ, đồ uống chứa caffeine, đồ ăn ngọt, phô mai, socola và thịt hộp…Nếu thường bị cảm giác đau đầu “ghé thăm”, bạn nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn những đồ ăn thức uống này.
Tránh căng thẳng
Căng thẳng đầu óc là một trong những nguyên nhân chính yếu gây ra chứng đau đầu. Vậy nên, sau những giờ làm việc, học tập áp lực thì bạn có thể giải tỏa đầu óc bằng cách tập thể dục, tập Yoga hoặc ngồi thiền tại nhà.
Hình thành những thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi và ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn ít hoặc không phải trải qua cảm giác đau nhức đầu nhất.
Trên đây là thông tin giải đáp cho thắc mắc “đau đầu nên làm gì”, hãy dành thời gian đọc thật kỹ những thông tin chia sẻ trong bài viết để biết nên làm gì khi bị đau đầu bạn nhé!