Bệnh vảy nến – Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả

Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da phổ biến ở nhiều người. Mặc dù bệnh không có nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như nhiều biến chứng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh vảy nến

Vảy nến là một bệnh về da liễu mãn tính, xuất hiện và tự mất đi ở một số người. Bệnh này sẽ mang đến cảm giác khó chịu cùng với đó là cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, xuất hiện các sẩn và mảng đỏ có các vảy da trắng bạc bao phủ xung quanh.

Theo thống kê hiện tại thế giới có khoảng từ 2 đến 3% mắc phải bệnh vảy nến. Những tế bào này tái tạo da và hoạt động gấp 10 lần bình thường, việc tái tạo với tốc độ quá nhanh sẽ khiến đến việc hình thành những màu sắc óng ánh ở trên da.

Tùy vào từng mức độ cũng như vị trí mà bệnh có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Có nhiều người bị bệnh nặng sẽ có những biến chứng khó lường và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên đây là bệnh lý có thể điều trị nhưng người bệnh nên chia sẻ với bác sĩ nếu không sẽ không thể khỏi dứt điểm. 

Tại nước ta, bệnh vảy nến đang trở nên phổ biến và càng tăng lên với nhiều biểu hiện khác nhau. Bệnh không chừa một ai, nên mọi người không được chủ quan mà hãy tích cực phòng bệnh.

Bệnh vảy nến là một bệnh lý gây nên hiện tượng ngứa ngáy mất tự tin
Bệnh vảy nến là một bệnh lý gây nên hiện tượng ngứa ngáy mất tự tin

Bệnh vảy nến xuất phát từ đâu?

Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa thể chứng minh được nguyên nhân rõ ràng. Tuy nhiên, bệnh lý này là do tế bào sản sinh quá mức, rối loạn miễn dịch. Theo đó, những tế bào lympho sẽ nhầm lẫn với tế bào khỏe mạnh. Một số yếu tố dẫn đến bạn dễ bị bệnh vảy nến bao gồm có:

  • Yếu tố di truyền: Sẽ có người khởi phát bệnh sớm và có người khởi phát muộn. Nếu bệnh xuất hiện ở người từ 16 đến 22 tuổi thì thường là dấu hiệu bất ổn và có nguy cơ lan ra toàn thân được xác định có liên quan đến gen di truyền. Còn bệnh tái phát ở độ tuổi 57 đến 60 thường là bệnh nhẹ hơn và không liên quan đến di truyền.
  • Yếu tố ngoại sinh: Bệnh lý này cũng có thể ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường. Những yếu tố làm khởi phát bệnh vảy nến khiến bệnh trở nên nặng hơn gồm có:
    • Người bị chấn thương.
    • Người thường lo lắng, suy nghĩ kéo dài.
    • Người hay bị bỏng nắng.
    • Người từng phẫu thuật.
    • Bệnh nhiễm trùng da.

Những triệu chứng của bệnh vảy nến

Bệnh vẩy nến dễ dàng phát hiện bởi bệnh này sẽ xuất hiện các mảng dày đỏ được bao phủ những lớp vảy trắng và bạc. Bên cạnh đó cũng tùy vào  vị trí bệnh cũng như mức độ nặng nhẹ mà có những biểu hiện khác nhau cụ thể là:

  • Xuất hiện những mảng da đỏ ở ngay khuỷu tay, đầu gối và một số nơi ở lưng thường gọi là vảy nến mảng bám.
  • Vảy nến mụn mủ ở vùng da tay và da chân xuất hiện các nốt mụn mủ.
  • Vảy nến thể giọt: Ở trên cơ thể người bệnh sẽ có các tổn thương dạng giọt nước và đa phần xuất hiện ở trẻ sau khi bị viêm họng nhiễm streptococci.
  • Viêm khớp vảy nến: Ở đầu gối, các khớp ngón tay, ngón chân, xương đầu gối sẽ có hiện tượng sưng.
  • Vảy nến móng tay, móng chân: Ở trên bề mặt móng tay, móng chân có xuất hiện những lỗ nhỏ li ti.
  • Bệnh vảy nến da đầu: Trên da đầu của bạn sẽ xuất hiện những mảng da dày màu trắng nhiều hơn gàu và ngứa, bong tróc từng mảng thậm chí chảy máu.
  • Vảy nến nếp gấp thường hay xuất hiện ở những nếp gấp của da như nách, háng, mông và thường xuất hiện ở người béo phì.

Bệnh vảy nến có nhiều biểu hiện rõ rệt cho bạn phát hiện nhanh chóng
Bệnh vảy nến có nhiều biểu hiện rõ rệt cho bạn phát hiện nhanh chóng

Phương pháp điều trị bệnh vảy nến được áp dụng

Cho tới thời điểm hiện tại các bác sĩ vẫn chưa thể tìm ra giải pháp hữu hiệu để chữa trị dứt điểm bệnh lý này. Mục đích hạn chế tình trạng viêm nhiễm và phòng ngừa các biến chứng. Bạn có thể thực hiện theo một số liệu trình điều trị cơ bản sau:

Điều trị tại chỗ bệnh vảy nến

Thông thường điều trị tại chỗ áp dụng với người có mức độ bệnh nhẹ hoặc trung bình. Cách điều trị này kết hợp với một số thuốc khác sẽ mang đến hiệu quả điều trị như dẫn xuất vitamin D3, hắc ín, retinoic, acid salicylic,… Trường hợp bệnh nhẹ điều trị trong khoảng thời gian một tuần là có thể khỏi bệnh mà không để lại nhiều biến chứng nào khác. 

Điều trị toàn thân

Thực hiện điều trị toàn thân với những người bệnh đã có những tiến triển nặng và ở nhiều vị trí. Một số thuốc áp dụng cho phương pháp điều trị này bao gồm có cyclosporine và sulfasalazine. Những người bệnh nặng này cần phải kết hợp chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể thao, tinh thần thoải mái mới có thể nhanh hết bệnh.

Quang trị liệu bệnh vảy nến

Đối với phương pháp này sẽ sử dụng một số tia UVA và UVB hoặc laser để điều trị bệnh. Những tia ngoại tử sẽ nhanh chóng tấn công và gây nên những tổn thương các DNA trong tế bào. Thông qua những tế bào da bị huỷ diệt sẽ được loại bỏ. 

Ngoài ra, có thể sử dụng thêm một số thuốc sinh học ức chế những thành phần chuyên biệt. Tuy nhiên, những thuốc này chưa được áp dụng phổ biến bởi giá thành của sản phẩm tương đối cao.

Có nhiều giải pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả
Có nhiều giải pháp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả

Đường lây truyền và đối tượng dễ mắc bệnh vảy nến

Đây là bệnh da liễu nên nhiều người sợ tiếp xúc với người bị bệnh sẽ thường sợ bị lây do lây nhiễm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bệnh này không lây nhiễm từ người này sang người khác và cũng không bị lây lan từ vị trí này sang vị trí khác của cơ thể. Đối tượng dễ bị bệnh tấn công và xâm nhập gồm có:

  • Người thường xuyên nạp rượu bia, chất kích thích, thuốc lá.
  • Những người bị bệnh nhiễm trùng da.
  • Mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh thế nhưng thường phát ở độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi. 
  • Ngoài ra, những người không chăm sóc, quan tâm đến da thường xuyên để da thiếu nước và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ quá cao.

Cách phòng ngừa bệnh vảy nến bạn nên biết

Như vậy, bạn đã nắm được nguyên nhân, những triệu chứng, điều trị và giờ bạn nên chủ động tìm cách phòng ngừa bệnh. Hãy áp dụng ngay những cách dưới đây giúp bạn có được sức khỏe tốt nhất:

  • Bạn cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không nên sử dụng quá nhiều thuốc và theo ý định của mình.
  • Không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, hạn chế ở những nơi có nhiệt độ cao.
  • Hãy giữ gìn và bảo vệ làn da, vệ sinh sạch sẽ, làm sạch hạn chế tình trạng nhiễm trùng da.
  • Chủ động đi khám bệnh định kỳ để có được sức khỏe tốt nhất.
  • Hãy giữ ẩm cho làn da, tránh những tổn thương và không nên để da bạn quá khô.
  • Theo dõi sức khỏe làn da, nếu có dấu hiệu bất thường hãy đi khám để hạn chế những biến chứng xấu có thể xảy ra.
  • Bạn hạn chế sử dụng thuốc lá và rượu bia để không bị bệnh.
  • Hãy giữ tinh thần lạc quan, yêu đời và thoải mái không nên lo lắng, suy nghĩ và trầm cảm khiến bệnh nặng hơn.
  • Hạn chế nạp các chất béo, dầu mỡ,..
  • Bạn hãy bổ sung thêm acid folic và omega 3 để bổ sung thêm độ đàn hồi và dẻo dai cho da.

Hãy chủ động phòng ngừa để không phải đối mặt với nhiều biến chứng
Hãy chủ động phòng ngừa để không phải đối mặt với nhiều biến chứng

Có thể bạn quan tâm:

Như vậy, bạn đã nắm rõ bệnh vảy nến và những cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng bạn đã có hành trang kiến thức để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt nhất.

Bài viết gần đây