Bệnh thuỷ đậu – Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa

Bệnh thủy đậu là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em nhất là ở độ tuổi từ 0 đến 10 tuổi. Đây là bệnh lành tính, ít có những biến chứng nặng nhưng lại dễ bị nhiễm trùng gây nên nhiều bệnh nguy hiểm. Với chị em mang thai nếu bị bệnh này sẽ dễ dị tật hoặc sẩy thai. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa hiệu quả.

Thông tin chung bệnh thuỷ đậu

Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do vi rút varicella-zoster gây ra. Loại virus này có nhân ADN và kích thước chỉ từ 200mm. Người mắc bệnh sẽ có dấu hiệu phát ban nổi mụn nước nhỏ trong đó có dịch gây ngứa. Bệnh sẽ lây cho những người chưa từng tiêm vắc xin.

Bệnh thuỷ đậu đã được phát hiện từ thời cổ đại, và theo y học cho rằng thuộc dạng bệnh đậu mùa nhẹ. Trải qua quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học đưa ra kết luận cuối cùng rằng bệnh này là do nhiễm vi rút varicella. Sau đó, các nhà khoa học cũng đã phát triển ra dòng vắc xin phòng chống bệnh vào năm 1972.

Bệnh thuỷ đậu là một bệnh lý do virus tấn công gây nên hiện tượng ban đỏ 
Bệnh thuỷ đậu là một bệnh lý do virus tấn công gây nên hiện tượng ban đỏ

Bệnh thuỷ đậu xuất phát do đâu?

Đây là một bệnh lý truyền nhiễm có thể lây lan từ người này qua người khác bằng nhiều con đường khác nhau. Bệnh truyền nhiễm qua hệ hô hấp như ho, hắt xì, nước miếng, tiết dịch hoặc từ chất lỏng mụn nước,… Virus tấn công vào cơ thể bằng cách xâm nhập vào niêm mạc của đường hô hấp trên qua đường tiêu hoá, mắt,…. 

Loại virus varicella-zoster nhanh chóng lây lan sang cơ thể khác nếu như tiếp xúc gần gây nên các mụn nước. Loại vi rút này ngùng lây khi các mụn nước đóng vảy. Theo nghiên cứu các bác sĩ kết luận nguyên nhân chính gây bệnh chính là tiếp xúc với người bị bệnh.

Những biểu hiện của bệnh thuỷ đậu

Bệnh nhân có dấu hiệu nổi mụn nước sau từ 10 đến 20 ngày tiếp xúc với virus varicella-zoster. Người bệnh sẽ rất khó chịu khi các nốt ban nổi đỏ ngẵ ngày và hay nhiễm trùng. Bệnh sẽ tiến triển và kết thúc trong khoảng thời gian một tuần. Dưới đây là những biểu hiện cụ thể khi mắc bệnh thủy đậu.

Thời gian ủ bệnh thuỷ đậu

Thời gian virus ủ bệnh trong cơ thể thường từ hai đến ba tuần tùy vào sức khỏe và khả năng miễn dịch của người bệnh. Do đó, nếu người bệnh có thể trạng tốt và khả năng chống chọi lại sự tấn công của virus cao thời gian thường chỉ 10 ngày, với những người yếu có thể lên đến 20 ngày.

Giai đoạn phát bệnh thuỷ đậu

Khi cơ thể bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát bệnh, ban sẽ có những biểu hiện rõ rệt. Cụ thể bạn cảm thấy mệt mỏi, họng đau, nôn ói, sốt nhẹ và không muốn ăn. Ở da người bệnh nổi các vết đỏ, mụn nước thường là vùng đầu, tay chân và sau đó là toàn cơ thể.

Giai đoạn toàn phát

Lúc này là thời điểm bệnh phát được khoảng ba bốn ngày các mụn nước sẽ xuất hiện. Ban đỏ chuyển thành mụn nước to có chứa chất dịch màu trắng nhiều người có kèm thêm mủ mọc ở khắp toàn thân người bệnh. Người nào ít là vài mụn nước còn người nào bị nhiều có thể lên tới hàng trăm mụn.

Khi phát ban thuỷ đậu sẽ có màu hồng, màu đỏ sau đó vỡ và rỉ dịch. Thông thường, trẻ em sẽ mắc nhẹ nhưng có một số trường hợp ban lại mọc dày đặc khắp người và tạo nên những tổn thương vùng mắt, âm đạo, hậu môn,….

Bệnh thuỷ đậu có nhiều dấu hiệu rõ ràng dễ nhận biết
Bệnh thuỷ đậu có nhiều dấu hiệu rõ ràng dễ nhận biết

Giai đoạn hồi phục

Sau khoảng 10 ngày vảy tiết rụng, các mụn nước cũng khô dân, bon vảy và không có dấu vết sẹo. Tuy nhiên, nếu người bị nhiễm trùng, thường sẽ để lại sẹo hoặc để lại những vết lõm kéo dài vĩnh viễn.

Những người có nguy cơ nhiễm bệnh thuỷ đậu

Ban đầu, các nghiên cứu cho thấy trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh thuỷ đậu. Những về sau các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng tất cả mọi người từ trẻ cho tới người lớn, từ người già cho chị em hay nam giới đều có nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên, đa phần những đứa trẻ ở độ tuổi từ tháng thứ sáu đến dưới 10 tuổi là dễ phát bệnh nhất. Và những ai đã từng mắc bệnh này sẽ có hệ miễn dịch mãi mái và rất hiếm trường hợp tái nhiễm và nếu có biểu hiện và triệu chứng nhẹ hơn nhiều.

Những biến chứng của bệnh thuỷ đậu 

Từ xưa, bệnh lý này được xếp vào nhóm bệnh nhẹ không có nhiều nguy hiểm. nhưng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn nếu như người đó thờ ơ và không có những biện pháp chữa trị phù hợp. Nếu kéo dài bệnh để lại những biến chứng nguy hiểm cụ thể gồm:

Nhiễm khuẩn da, mô mềm

Đây là biến chứng phổ biến bởi khi các nốt mụn nước vỡ ra, ngứa ngáy nhiều người gãi sẽ khiến chúng chảy máu bên trong. Đây cũng chính là biến chứng thường hay gặp ở trẻ em khi mà chúng không có ý thức tự bảo vệ làn da và sức khỏe của mình.

Viêm não – Biến chứng từ bệnh thủy đậu

Bệnh viêm não cũng là biến chứng có thể xảy ra ở nhiều đối tượng nhưng thường sẽ là người lớn. Biến chứng này có những biểu hiện như rối loạn tri giác, co giật thậm chí là có thể tử vong nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời.

Viêm phổi

Viêm phổi ở bệnh thuỷ đậu thường có biểu hiện là ho ra máu, tức ngực và khó thở,…. Đa phần những người bị bệnh này thường xuất hiện sau 5 ngày bệnh khởi phát.

Viêm khớp tràn dịch

Nhiều bệnh nhân bị bệnh nặng không có biện pháp chữa trị có thể gây nên tình trạng viêm khớp tràn dịch. Nhiều trường hợp mắc bệnh ho gà, sởi, bạch hầu,….

Bệnh lý không được chữa trị sẽ gây nên nhiều biến chứng khó lường
Bệnh lý không được chữa trị sẽ gây nên nhiều biến chứng khó lường

Điều trị thuỷ đậu cần lưu ý gì?

Bạn có thể điều trị bệnh tại bệnh viện nếu như bệnh nặng hoặc có thể chữa trị ở nhà. Nhưng ở đâu cũng cần phải nghiêm túc thực hiện các biện pháp điều trị. Ngoài việc sử dụng đúng liều lượng bạn cũng nên kết hợp chế độ nghỉ ngơi ăn uống giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Chế độ sinh hoạt

Quan trọng đối với những bệnh nhân bị bệnh thuỷ đậu đó chính là cần phải tắm rửa, vệ sinh thường xuyên. Cơ thể đảm bảo luôn sạch, móng tay cắt thường xuyên để hạn chế nhiễm khuẩn. Đồng thời hãy sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh răng miệng, không nên gãi dưới mọi hình thức. Có thể ăn mặc những bộ đồ rộng, êm ái hạn chế cọ xát, va chạm vào các vết mụn nước. Đồng thời luôn giữ tinh thần thoải mái, hạn chế lao động nặng.

Bên cạnh đó, nơi ở đảm bảo sạch sẽ, không ẩm mốc, tù túng và cũng không nên để gió lùa. Tốt nhất các em nhỏ nên ở nhà để đảm bảo vệ sinh và được chăm sóc tốt nhất.

Dinh dưỡng cho người bệnh thuỷ đậu 

Những đối tượng bị bệnh nên có chế độ ăn uống khắt khe và đúng cách. Dinh dưỡng đảm bảo an toàn, đầy đủ dưỡng chất và không nên nạp một số chất khiến bệnh tái phát, để lại sẹo.

Thực phẩm nên ăn khi bị bệnh thuỷ đậu

Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nên dung nạp những thức ăn tốt cho hệ tiêu hoá như cháo đậu xanh, măng tây, trứng, chuối, đậu xanh, rau sam, mướp đắng,…. Đồng thời hãy thường xuyên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể như chanh, cam, dâu tây, cà chua,…..

Thực phẩm không nên ăn

Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không được ăn những thực phẩm có khả năng để lại sẹo như rau muống, trứng,…. Không nên ăn thức ăn nhiều chất béo, thức ăn nóng như các loại gia vị nong.

Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bệnh nhanh khỏi
Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bệnh nhanh khỏi

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về bệnh thuỷ đậu. Mong rằng, bạn sẽ nắm được nguyên nhân, cách phòng ngừa để tự chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt nhất.

Bài viết gần đây