Collagen một thuật ngữ không còn xa lạ, đặc biệt đối với chị em phụ nữ khi làm đẹp. Càng về già, lượng protein càng mất đi, từ đó khiến cho làn da chúng ta bị chảy xệ và lão hóa. Vậy nên, nhiều người tìm cách bổ sung bằng nhiều cách khác nhau để giúp cho duy trì tuổi xuân, cơ thể khỏe mạnh hơn. Những thông tin sau sẽ giúp bạn hơn về dạng liên kết này.
Collagen là gì?
Collagen là một loại protein, có cấu tạo dạng sợi đồng thời không hòa tan trong nước. Dạng protein này vô cùng nhiều, xuất hiện ở hầu khắp mọi nơi, tạo nên các liên kết và chiếm hơn 33% protein của cơ thể con người. Những sợi collagen sẽ liên kết với nhau, tạo nên những liên kết lớn hơn, vừa mỏng vừa dài. Đồng thời chúng đóng vai trò hiệu quả giống như một loại keo dán, từ đó giữ cho các mô tế bào thành một khối chặt chẽ và bền vững.
Collagen đóng vai trò vô cùng quan trọng, bên cạnh vai trò tăng cường đàn hồi cho làn da, còn có công dụng hỗ trợ tại các vị trí khác. Điển hình là cơ bắp, sụn, xương và phần dây chằng. Chính vì thế, trên thị trường có nhiều dòng sản phẩm được điều chế có khả năng hỗ trợ điều trị đau khớp, viêm khớp, do bệnh lý, chấn thương.
Phân loại
Có hai loại Collagen dựa vào nguồn cung cấp của chúng, cụ thể đó là:
- Collagen nội sinh: Đây là một loại do chính cơ thể tự sản sinh và tổng hợp nên, đóng vai trò đảm bảo các chức năng của mô, cơ thể tốt và hoạt động bình thường. Do đó, nếu như những thành phần này có vấn đề có thể ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe.
- Collagen ngoại sinh: Được tổng hợp từ những nguồn bên ngoài, từ các loại thực phẩm hoặc là các chế phẩm thuốc.
Nếu chia theo thành phần của chúng, sẽ có ít nhất 16 loại khác nhau, trong đó có 4 loại chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng của cơ thể:
- Loại I: Đây là những protein được cấu tạo với thành phần dày đặc, có vai trò đa dạng. Chúng cấu tạo nên cấu trúc của các mô liên kết trong cơ thể, cấu trúc gân, sụn, da và xương nên chiếm đến 90% tổng số collagen trong cơ thể.
- Loại II: Được hình thành ở dạng lỏng lẻo hơn, có liên quan đến cử động tìm thấy trong sụn đàn hồi và đệm khớp.
- Loại III: Cấu trúc một phần của bộ phận động mạch và cơ bắp.
- Loại IV: Tìm thấy trong da và có chức năng hỗ trợ quá trình đào thải và thanh lọc.
Cơ chế hoạt động như thế nào?
Thành phần này thực chất có nguồn gốc ban đầu từ các nguyên bào sợi, đây là những tế bào nằm độc lập và thuộc vào phần trung bì của da. Chức năng của những nguyên bào sợi là sản sinh ra các protein dạng sợi, trong đó có Collagen cùng với elastin. Khi có tín hiệu sản xuất của cơ thể, nguyên bào sợi sẽ đóng vai trò như một nhà máy để kết hợp những “viên gạch” acid amin lại.
Quá trình này cần có thêm sự xúc tác của vitamin C, và các chất khác để tạo nên những “mảnh nhỏ” hơn của collagen có tên là procollagen. Sau khi đi khỏi khu vực nhà máy, những “mảnh nhỏ” sẽ kết hợp với nhau để tạo nên collagen, sau đó hoạt động của chúng đó chính là xoắn lại tạo nên những lợi lớn hơn, cấu trúc cho các mô và cơ quan.
Vai trò của Collagen với cơ thể người?
Collagen là vật chất không thể thiếu trong cơ thể chúng ta, vai trò cụ thể của dạng protein liên kết này đó chính là:
Đối với cấu trúc mạch máu
Đây là thành phần giữ vai trò quan trọng để cấu trúc nên mạnh máy, đặc biệt thành phần này có vai trò giúp cho mạch máu trở nên mềm dẻo hơn, đề phòng xơ cứng và cao huyết áp. Chính vì vậy, những người bị nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch nên bổ sung thành phần này.
Đối với mắt, não bộ
Collagen tồn tại rất nhiều để đóng vai trò cho hoạt động của giác mạc và thủy tinh thể, vậy nên khi lượng chất này giảm đi do tuổi tác tăng cao, khiến cho mắt kém và bị mờ dần cho lão hóa. Đồng thời, dạng protein này con tăng cường hoạt động của não và các lợi khuẩn trong hệ miễn dịch.
Đối với xương
Collagen giữ vai trò liên kết các phần khung xương, đóng vai trò đàn hồi cũng như tính linh động và dẻo dai trong xương. Vậy nên, khi các liên kết này giảm đi trong xương sẽ khiến xương suy yếu, bổ sung chất này thường xuyên qua thực phẩm, thuốc chính là cách hiệu quả phòng ngừa loãng xương.
Đối với sụn
Collagen là thành phần chiếm đến 50% cơ cấu nên sụn, thiếu đi thành phần này độ ma sát giữa các khớp xương lớn hơn, khiến cho xương bị biến dạng. Bên cạnh đó, có chất này sẽ giúp cho giảm thiểu những bệnh liên quan đến collagen như thoát vị đĩa đệm, đau mỏi sống lưng.
Đối với da, tóc và móng
Đây là chất đóng vai trò hỗ trợ chất sừng, vậy nên bổ sung thành phần này có vai trò hiệu quả để móng chắc khỏe hơn còn tóc trở nên bóng mượt hơn. Đặc biệt, đây là protein liên kết này cực kỳ quan trọng để giúp cho da căng hơn, đàn hồi, và tăng độ ẩm. Collagen hình thành cấu trúc vững chắc, vậy nên thiếu đi chất này khiến cho làn da nhanh chóng chảy xệ và lão hóa.
Collagen ngoại sinh được điều chế như thế nào?
Bên cạnh thành phần nội sinh trong cơ thể, bạn có thể bổ sung một số loại collagen được điều chế trên thị trường. Đây là những loại protein được điều chế từ động vật, cá, bò, lợn… đa phần là thành phần chứa collagen loại I, II, III. Chủ yếu, các dạng điều chế sẽ được điều chế và cung cấp cho cơ thể ở những dạng điển hình như sau:
- Collagen thủy phân: Đây là dạng cấu trúc peptide, đã được chia thành những dạng nhỏ hơn để cơ thể dễ hấp thu là các dạng axit amin.
- Gelatin: Đây là dạng chỉ mới được thủy phân 1 phần, tạo thành các đoạn dạng chuỗi acid amin.
- Nguyên sơ: Để ở dạng thô, không thủy phân.
Để cơ thể có thể hấp thụ hiệu quả, tất cả những collagen cần được thủy phân. Từ đó, cơ thể lấy những acid amin đó để làm “viên gạch” tạo nên những protein cần thiết khác hoạt động trong các mô và cơ quan. Cơ thể có thể tự tổng hợp được collagen thông qua những thực phẩm giàu acid amin, tuy nhiên, để tăng cường vẫn có thể bổ sung từ nguồn bên ngoài cơ thể.
Hướng dẫn bổ sung cho cơ thể
Collagen hình thành nên cấu trúc trong cơ thể, bạn có thể bổ sung cho cơ thể ở nhiều dạng khác nhau, điển hình là:
- Viên nang: Bổ sung qua đường uống theo công thức đã được tính toán kỹ lưỡng trong mỗi thành phần, bạn có thể bổ sung nhiều nước khi uống viên nang để có thể hấp thụ hoàn toàn vào trong cơ thể.
- Dạng gel: Dùng để bôi trực tiếp lên vùng da lão hóa.
- Nước uống: Lắc nhẹ chai, uống để bổ sung lượng collagen nhanh chóng vào cơ thể.
- Dạng bột: Hòa tan với nước uống, và nên bổ sung cho cơ thể khoảng 30 phút trước khi đi ngủ.
Lưu ý nên bổ sung collagen vào buổi tối hoặc sáng để có thể phát huy công dụng nhanh chóng, đặc biệt là buổi tối quá trình tổng hợp, tái tạo da đang hoạt động mạnh mẽ nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách trị gàu hiệu quả áp dụng ngay cho mái tóc chắc khỏe
- Đồi mồi – Những điều cần biết về bệnh gây mất thẩm mỹ trên da
Với những thông tin về collagen, bạn đã có thêm nhiều kiến thức về thành phần, cơ chế và vai trò của protein này với cơ thể. Bạn có thể bổ sung từ nhiều nguồn khác nhau để giúp cho cấu trúc và chức năng của các bộ phận cơ thể hoạt động tốt hơn.