Ông Địa Thần Tài hay thường gọi với tên khác là thổ công, đây là vị thần mang đến nhiều may mắn, rước tài lộc cho gia chủ. Hiện nay, vào nhiều gia đình, doanh nghiệp đều thấy thờ ông địa. Thế nhưng chưa ai hiểu hết về nguồn gốc của ông địa và cách đặt như thế nào cho đúng. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn thông tin để hiểu hơn về vị thần này nhé.
Ông Địa Thần Tài là ai?
Ông địa hay nhiều người thường gọi với cái tên là Thổ công, là một vị thần trông giữ đất đai. Hiện nay, nhiều gia đình có thờ ông địa nhằm trông giữ đất đai, nhà cửa. Theo quan niệm rằng có đất đai yên ổn mới có thể tạo dựng khởi nghiệp cho cuộc sống yên bình.
Tuy nhiên, để giữ được đất đai lại cần phải có một vị thần, chính vì thế, những nhà làm nông bắt đầu thờ cúng thổ công. Ở hiện tại, tùy vào sự ảnh hưởng của nền văn hoá, ông địa được miêu tả với hình ảnh khác nhau nhưng đều chung các điểm như bụng to, mặt hiền lành điệu bộ cười khoan khoái, có khoác áo dài và đội mũ mỏ quạ.
Trong phật giáo, người ta cùng tín ngưỡng Ông Địa Thần Tài và được nhiều thờ cúng. Do đó, bạn đi tới đâu cũng thấy xuất hiện và họ nhận định rằng thờ ông địa này sẽ mang đến nhiều tài lộc cho gia chủ, may mắn, làm ăn hưng thịnh hơn.
Sự tích Ông Địa Thần Tài
Nền văn hoá Việt Nam chịu đô hộ hàng ngàn năm từ Trung Quốc, do đó, phong tục thờ cúng ông địa cũng xuất phát từ đây. Phong tục này có ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 19.
Theo truyền thuyết kể rằng, người dân buôn Âu Minh được Thuỷ Tần cho một người giúp việc tên Như Nguyện. Từ khi có người này công việc của Âu Minh vô cùng thuận buồm xuôi gió. Nhưng đến một ngày họ cãi nhau, Âu Minh đánh Như Nguyện, người giúp việc này đã chui vào đống rác và mất tích. Cũng từ đó việc làm ăn của Âu Minh liên tục gặp khó khăn, thua lỗ và thậm chí phanh gia bại sản.
Từ đó, nhân dân tin rằng Như Nguyện là vị Thần của Tài Lộc mang đến may mắn và sung túc nên thường lập một bàn thờ ở góc nhà. Theo lời của nhân dân truyền lại, tết sẽ không được quét nhà nếu không Ông Địa Thần Tài này sẽ chui vào đống rác và biến mất.
Không chỉ riêng sự tích này, còn có nhiều quan niệm về ông địa được thờ cúng khác. Ngày xưa thần đất sẽ giúp cai quan đất đai, phù hộ cho con người thêm ấm no, hạnh phúc. Chính vì thế, lúc còn hoang sơ, người Việt khai hoang nương rẫy gặp rất nhiều khó khăn và ý niệm thờ cúng xuất phát từ đây.
Thần Tài sẽ tượng trưng cho sự may mắn, giàu có nếu như bạn thành tâm thờ cũng. Cuộc sống của bạn sẽ khá giả hơn, tài lộc nhiều và may mắn hơn, cuộc sống làm ăn gặp nhiều chuyện may.
Đặt bàn thờ Ông Địa Thần Tài
Vị trí đặt bàn thờ ông địa có vai trò quan trọng giúp vị thần này có thể cai quan và giữ được tất cả đất đai trong nhà bạn. Theo đó, bạn cần đặt theo phong thuỷ, dù ở nhà hay khách sạn cũng cần được đặt ở vị trí có thể quan sát được sự vào ra của khách.
Hướng đặt bàn thờ này vô cùng quan trọng, giúp vượng khí và tài lộc được hút vào nhà. Hãy ưu tiên đặt lấy hướng của các cung như Thiên Lộc, Quý nhân giúp đón rước tài lộc và may mắn.
- Cung Thiên lộ tức là hướng Đông Nam, hướng này sẽ giúp mang đến tiền bạc, sự hưng thịnh, giàu có, lợi nhuận giàu có và có thể làm ăn phát tài hơn.
- Cung Quý nhân được hiểu là hướng Tây Bắc, hướng này sẽ giúp gia chủ làm ăn gặp may có quý nhân phù trợ, dữ hóa lành, có nhiều người giúp đỡ bạn. Hơn nữa, cách đặt tỳ hưu cũng giúp gia chủ đón thêm nhiều tài lộc khi thờ ông địa.
Bàn thờ ông địa chỉ nên đặt dưới đất, thế nhưng nếu như những căn hộ chung cư cao tầng có thể đặt lên tầng đó cũng được xem là đất của căn nhà đó.
Sai lầm thường gặp khi đặt ở bàn thờ ông địa
Mặc dù rất nhiều gia đình thờ Ông Địa Thần Tài thế nhưng không phải nhà nào cũng biết thờ đúng cách và bài trí đúng nguyên tắc. Những sai lầm dưới đây khiến cho việc thờ tụng thần địa không còn được linh thiêng.
- Nhiều nhà không lau sạch sẽ bàn thờ, bát hương và những đồ cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ.
- Ở bát hương thần tài không được chọn loại bát chữ nho, không gói vàng bạc hay châu báu mà nên để bình thường để thờ cúng.
- Không nên đặt hướng bàn thờ theo tuổi chỉ nên đặt ra ngoài cửa.
- Không có bùa cầu tài chữ nho trên bàn thờ ông thần địa.
- Không để bàn thờ nơi bừa bãi, bẩn, ẩm thấp không cạnh nhà tắm, nhà vệ sinh.
- Khi thờ ông thần tài không để đủ cả gạo, muối và nước.
- Nên để bàn thờ nơi khô ráo, thoáng và có nhiều ánh sáng.
- Nhiều gia chủ không làm lễ thỉnh, làm lễ sơ sài và không chu đáo làm mất lễ mất lộc làm ăn.
- Nhiều gia chủ chọn bát hương có màu khắc với màu phong thuỷ của gia chủ gây bất lợi trong làm ăn.
Có thể bạn quan tâm:
- Nhân tướng học – Nhận dạng tính cách của một người
- Gieo quẻ kinh dịch là gì? Ý nghĩa của quẻ kinh dịch
Tại sao không được đặt bàn thờ ở trên cao
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất mà bất cứ ai cũng phải biết đó là việc không đặt bàn thờ lên cao, không đặt bàn thờ phong thuỷ dưới cầu thang. Bàn thờ Ông Địa Thần Tài phải nằm dưới đất, tiếp âm nếu nhà cao tầng cũng chỉ để tầng 1.
Bạn đặc biệt không được để bàn thờ ông thần tài ở vị trí ngang hàng với bàn thờ tổ tiên. Bởi ông thần này chỉ rước đón tài lộc mà không có liên quan đến tổ tiên.
Bạn cũng cần chú ý rằng mặc dù bàn thờ này đặt ở dưới đất nhưng cần sự sạch sẽ, đúng hướng. Vì thế, khi thờ cũng phải đảm bảo luôn sạch, tắm rửa thường xuyên bằng rượu pha loãng.
Cách bài trí bàn thờ Ông Địa Thần Tài
Bài trí bàn thờ ông thần tài ở bên trái khi nhìn từ ngoài vào, bên phải là Thổ địa, ở hai ông này nên đặt một hũ gạo ở giữa một hũ muối cùng với hũ nước đầy. Ba hũ này để từ đầu năm đến cuối năm mới thay và ở giữa bàn sẽ có một bát hương, không được động vào bất khi thực hiện lau chùi bàn.
Tiếp theo đến là một lọ hoạ bạn nên đặt bên phải, một đĩa hoa quả ở bên tay trái. Bạn nên ưu tiên chọn hoa hồng, hoa cúc và hoa đồng tiền là 3 loại hoa phù hợp để thờ Ông Địa Thần Tài. Về mâm trái cây nên chọn 5 loại quả để xếp và thờ cúng.
Đối với những chén nước, bạn nên để thành hình chữ thập, hình này sẽ ưu tiên cho việc phát triển, sinh sôi nảy nở, thêm lộc thêm tài. Cùng với đó là bài trí ông cóc quay sang trái, sáng quay ra, tối quay vào.
Tại bàn thờ thổ địa, nên đặt bát nước, bát nước này tượng trưng cho việc giữ tiền bạc không bị trôi đi. Gia chủ nên đổ đầy nước, có bông hoa nổi ở mặt nước. Vật phẩm này bạn nhất định không được quên và không được thiếu trên bàn thờ ông thần tài.
Cách bài trí bàn thờ ông thần tài với hướng đặt cần chú trọng
Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu được Ông Địa Thần Tài và cách đặt bàn thờ ông địa sao cho chuẩn nhất. Hy vọng bạn có thêm kiến thức và thực hiện đúng như chỉ dẫn để mau chóng rước tài lộc, may mắn mang hưng thịnh cho gia đình và doanh nghiệp.