Ung thư xương – Những kiến thức cần biết để phòng tránh

Ung thư xương được xếp vào nhóm bệnh ung thư khó phát hiện và kiểm soát khi triệu chứng bệnh của chúng phát triển âm thầm. Đến giai đoạn nghiêm trọng thì tình trạng đã khó có thể cứu chữa. Chính vì vậy mà cần phải hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu của căn bệnh ác tính này để phòng tránh kịp thời.

Tổng quan thông tin về bệnh ung thư xương

Ung thư xương là một loại ung thư liên kết giữa 3 loại tế bào bao gồm tế bào sụn, tế bào xương và tế bào liên kết mô xương. Nói một cách dễ hiểu thì căn bệnh này xuất hiện khi bên trong xương có hình thành một khối u ác tính.

Khối u đó có thể là một khối mô với những dấu hiệu không bình thường. Chúng sẽ phát triển mạnh mẽ và rất nhanh chóng, sau đó chèn ép vào khung xương hoặc các mô khác, có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Khối u của bệnh ung thư xương này có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể người. Các vị trí thường gặp nhất phải kể đến như ở các loại xương dài như xương chày, xương đùi và xương cánh tay, ngoài ra còn có phần xương dẹt như xương chậu và xương bả vai.

Căn bệnh u xương ác tính này đa số được phát hiện ở những người bệnh là trẻ em trong độ tuổi từ 9 đến 19 tuổi hoặc từ 50 đến 60 tuổi. Bệnh lý liên quan đến xương này có ảnh hưởng tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ung thư xương do xuất hiện khối u ác tính
Ung thư xương do xuất hiện khối u ác tính

Phân loại ung thư liên quan đến xương hiện có

U xương ác tính hiện nay được chia làm hai loại chính là ung thư nguyên phát hoặc ung thư thứ phát (ung thư di căn từ những bộ phận khác của cơ thể). Đa số các trường hợp mắc phải sẽ nằm trong nhóm ung thư di căn.

Ung thư xương nguyên phát cực hiếm gặp

Ung thư nguyên phát chỉ chiếm 1% tỉ lệ trường hợp ung thư liên quan đến xương gặp phải, và loại ung thư này cực kì nghiêm trọng. Khối u do ung thư nguyên phát gây ra sẽ trực tiếp hình thành trong xương hoặc các mô sụn quanh xương.

Với ung thư nguyên phát thì khối u sẽ thường phát triển ở xương chậu, xương chân hoặc xương tay. 10% các trường hợp mắc phải u xương nguyên phát là bệnh nhân thuộc độ tuổi trên 60.

Ung thư xương thứ phát tiềm tàng nguy hiểm

Ung thư thứ phát thì xảy ra phổ biến hơn do khối u lây lan từ các bộ phận khác trên cơ thể vào trong xương. Các dấu hiệu của u xương di căn thường sẽ rõ rệt và dễ nhận biết ở những giai đoạn gần cuối. Trong ung thư di căn lại phân ra làm 3 loại.

  • Sarcoma xương: Loại ung thư này có khối u thường xuất hiện ở các mô dạng xương, cụ thể là phần đầu gối và cánh tay. Đối tượng chủ yếu thường gặp loại bệnh này là thanh thiếu niên và trẻ em.
  • Sarcoma sụn: U Sarcoma sụn phát triển ở mô dưới sụn hay còn gọi là mô liên kết giữa các xương, loại này thường gặp ở người lớn tuổi.
  • Ewing Sarcoma: Loại ung thư này cũng hiếm gặp và mang tính chất gia đình. Bệnh thường gặp ở các mô mềm như mô sợi, mô nâng đỡ hoặc mô mỡ gây ảnh hưởng đến xương chân, xương cánh tay,…

Đa số u xương thường gặp là do di căn
Đa số u xương thường gặp là do di căn

Nguyên nhân dẫn đến xuất hiện khối u trong xương

Yếu tố chính gây ra u xương ác tính đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Các yếu tố được đề cập sẽ chỉ đóng góp một phần hoặc làm gia tăng tỉ lệ phát triển khối u không bình thường ở bên trong xương.

  • Yếu tố di truyền: Đây là nhân tố đầu tiên dễ gây ra ung thư xương, hay gặp ở trẻ em khi mà bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình đã có tiền sử bệnh liên quan đến xương sụn.
  • Tiếp xúc với bức xạ ion: Nguyên nhân này gây ra u xương khi người bệnh thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường độc hại hoặc từng đi xạ trị.
  • Bị chấn thương: Các chấn thương do va chạm mạnh và ảnh hưởng nặng đến xương, ví dụ như xương đùi, cũng là yếu tố làm tăng tỉ lệ mắc u xương.

Chấn thương cũng có thể dẫn đến u xương
Chấn thương cũng có thể dẫn đến u xương

Các triệu chứng của bệnh ung thư xương

Dù là căn bệnh nào đi chăng nữa thì cũng phải có những dấu hiệu, triệu chứng riêng biệt để người bệnh dễ dàng nhận ra. Ung thư xương tuy rõ rệt các triệu chứng ở giai đoạn gần cuối, nhưng trong suốt quá trình, nó cũng đã cảnh báo người bệnh qua một vài dấu hiệu có liên quan sau đây.

U xương giai đoạn đầu

Các triệu chứng gặp phải ở giai đoạn đầu thường mơ hồ và hay bị xem nhẹ. Chủ yếu sẽ là cảm thấy đau xương khớp về đêm hoặc những thời điểm vận động mạnh. Ngoài ra trên bề mặt da có nổi mạch máu màu xanh tím.

U xương ở giai đoạn phát triển mạnh

Đến giai đoạn này thường bệnh nhân sẽ bị sút cân, mệt mỏi không rõ nguyên nhân dẫn đến chán ăn và khó ngủ. Xương liên tục chịu những cơn đau mà không đỡ, thuốc giảm đau cũng không có hiệu quả.

Ngoài ra khối u trong xương phát triển to lên cũng có thể sờ thấy bằng tay, vùng da đó cũng sẽ đổi màu. Ở mức độ nghiêm trọng hơn thì có thể dẫn đến gãy xương mà không bị tác động bên ngoài hoặc vận động quá mức.

Dấu hiệu xuất hiện khối u trong xương
Dấu hiệu xuất hiện khối u trong xương

Phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư xương

Dù được xếp vào nhóm bệnh ung thư nguy hiểm và khó kiểm soát, nhưng nếu phát hiện kịp thời và có được những chẩn đoán chính xác từ bác sĩ thì vẫn có thể chữa trị và hồi phục. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể thì bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán và cách điều trị phù hợp

Cách thức chẩn đoán ung thư xương

Hiện nay khi các bệnh nhân nghi ngờ mắc u xương ác tính đến các bệnh viện sẽ được bác sĩ sử dụng những phương pháp phổ biến sau để chẩn đoán.

  • Chụp X quang: Phương pháp thông dụng nhất để xác định được vị trí có khối u, số lượng cũng như khoanh vùng phần bị tổn thương.
  • Chụp cắt lớp: Cách thức này giúp chẩn đoán chính xác hơn và đánh giá được mức độ lan rộng của khối u.
  • Sinh thiết: Cách này gồm có chọc sinh thiết hoặc làm sinh thiết mở để xác định độ ác tính của khối u.

Ba phương pháp điều trị ung thư xương phổ biến

Hiện nay tại Việt Nam tình trạng điều trị u xương ác tính rất khả quan với tỉ lệ thành công đạt tới 70%. Phụ thuộc vào việc chẩn đoán và từng trường hợp khác nhau mà bác sĩ sẽ cân nhắc phương pháp phù hợp để chữa trị cho bệnh nhân.

  • Điều trị bằng phẫu thuật: Đây là phương pháp được ưu tiên hàng đầu để lấy được khối u và điều trị triệt để nhất. Bác sĩ sẽ lấy hết phần khối u và phạm vi xung quanh để loại bỏ triệt để tình trạng bệnh có nguy cơ tái phát trở lại.
  • Sử dụng hóa trị: Hóa trị sẽ giúp tiêu diệt hoàn toàn những tế bào ung thư ở trong xương, những tế bào di căn cũng sẽ nhờ phương pháp này mà bị loại bỏ hết. Phương pháp này thường được áp dụng kết hợp với các cách thức khác.
  • Tiêu diệt bằng xạ trị: Phương pháp này sử dụng các tia xạ chứa năng lượng cao để tác động vào tế bào ung thư, làm chúng tổn thương và không thể phát triển nữa. Thời gian làm xạ trị sẽ kéo dài từ 1 đến 2 tháng.

Điều trị ung thư xương bằng xạ trị
Điều trị ung thư xương bằng xạ trị

Có thể bạn quan tâm:

Tổng kết

Thông tin được bài viết tổng hợp trên đây là về căn bệnh ác tính ung thư xương, với đầy đủ các đặc điểm, dấu hiệu nhận biết, cách phòng và chữa trị cho người bệnh. Vì đây là một căn bệnh khá nguy hiểm, nếu trở nặng có thể để lại biến chứng lâu dài hoặc gây tử vong, vì vậy mọi người cần hết sức chú ý để phòng tránh hoặc phát hiện càng sớm càng tốt.

Bài viết gần đây