Kinh Thánh là cách gọi văn bản có sự thiêng liêng của nhiều đức tin khác nhau, từ ngữ này thì thường chỉ những tôn giáo mà có sự bắt nguồn từ Abraham. Hầu hết những lại văn bản này thì được viết trong quá trình hình thành của các niềm tin Kitô giáo và Do Thái giáo, các quyển sách này thì thể hiện được lịch sử liên kết giữa Thiên Chúa và con dân của ngài.
Sách Kinh Thánh là gì?
Dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần thì đã xây dựng lên những văn bản và trở thành sách có tên là Kinh Thánh. Vậy nên có thể hiểu nôm na người viết ra sách này chính là Thiên Chúa và nó được sử dụng để truyền lại cho mọi người trong giáo hội.
Kinh Thánh thì được chia ra làm hai phần chính là Tân Ước và Cựu Ước. Trong thế kỷ I sau Chúa Kito thì sách Tân Ước được biên soạn, còn sách Cựu Ước thì được viết vào trước khoảng thời gian Chúa Cứu Thế giáng sinh.
Nguồn gốc duy nhất của Kinh Thánh
Mặc dù sau nhiều lần được nhiều tác giả biên soạn và mỗi quyển thì được có một kiểu đề tài không giống nhau, nhưng nhìn chung thì toàn bộ những văn bản về sách này đều mang một tính cách duy nhất. Luôn có sự lạ lùng về nguồn gốc của Kinh Thánh và đức Thiên Chúa, sự lạ lùng về các giáo lý bên trong đó.
Nó thì mô tả lịch sử của sự cứu độ con người đã được hứa hẹn trong quyển Cựu Ước và được thực hiện trong cuốn Tân Ước. Ở những trang đầu của Thánh Kinh thì có sự tiên đoán rằng trên thế giới sẽ có một người sinh ra sẽ trở thành đấng cứu thế để cứu rỗi con người, phần cuối thì miêu tả người trở thành Giêrusalem thiên quốc với cả những kẻ sẽ được người cứu rỗi nhờ vào cuộc tử nạn của người.
Hay còn nói Kinh Thánh là lịch sử ra đời của đấng cứu thế, người chính là trung tâm trong những văn bản này, trong phần của Cược Ước thì người được tiên đoán trước, còn đến phần Tân Ước thì tông đồ minh chứng cho người. Chính người là mối liên kết giữa hai phần của Thánh Kinh, vậy nên Cược Ước và Tân Ước có sự liên quan chặt chẽ và bổ trợ cho nhau.
Giáo hội và việc cần học Kinh Thánh
Nhiều Thánh Đức Cha như là Bênêđictô XV, Lêô XIII, Piô XI, thánh Piô X, Gioan XXIII, Piô XII, Phaolô VI luôn luôn nhắc đến lợi ích và sự cần thiết với vấn đề học Kinh Thánh, cũng bởi Thánh Kinh như là lời dạy từ Chúa. Đối với Cộng Đồng Vaticanô II đã luôn luôn nhắc nhở, khuyên nhủ những mục sư, tu sĩ phải siêng năng đọc sách này.
Để biết rõ hơn về Chúa Kitô thì nên đọc biết nhiều về Kinh Thánh. Các cộng đồng về Thánh Công cũng thường xuyên nhắc nhở các tín hữu, tu sĩ cả nam và nữ, những linh mục rằng: “Việc cầu nguyện phải đi đôi với việc đọc sách này, để có thể trao đổi thông tin giữa Thiên Chúa và người, vì khi cầu nguyện là ta thưa chuyện với Chúa và khi ta đọc Lời Chúa là ta nghe Chúa phán với ta” (trích thánh Ambrôsiô).
Sự cần thiết của học Kinh Thánh
Kinh Thánh rất quan trọng đối với khoa thần học bởi nó được xem như là linh hồn của việc này. Thánh Kinh cũng vô cùng quan trọng với đời sống mục vụ và nhất là đối với phần khoa giảng thuyết.
Trong đời sống của thành phần tín hữu nói trung và bộ phận linh mục, tu sĩ nói riêng thì nó vô cùng thiêng liêng, văn bản này là thứ hàm chứa lời nói giảng dạy của Thiên Chúa là Lời ban sự sống, Lời hằng sống. Những người học thì sẽ biết rằng quyển sách này chứa đựng những điều nên giữ và những điều cần tin.
Khi học Kinh Thánh cần có tâm tình xứng hợp
Trên hết cả đầu tiên người học Kinh Thánh phải có một lòng tâm hướng tới lời dạy của Chúa. Bởi bên trong quyển sách này thì đôi khi chứa đựng những chân lý không thuộc vào phạm vi trí năng của con người vậy nên trong việc giải nghĩa và tìm hiểu về sách thì không nên tự làm theo ý riêng của mình. Nên cố gắng lắng nghe lời giáo huấn từ phía giáo hội, bởi giáo hội chính là nơi gìn giữ và truyền đạt lời Chúa.
Kinh Thánh có nội dung nói về vấn đề gì?
Phần mở đầu của sách sẽ là nội dung sơ lược về việc tạo ra trời và đất của Đức Chúa Trời toàn năng. Qua đó mà các tín đồ có thể tìm hiểu về con người và danh xưng Giê-hô-va của người. Văn bản còn cho biết thêm về việc Thiên Chúa ngài bị bôi nhọ và sự giải thích và cách lấy lại thanh danh của người.
Kinh Thánh sẽ tiết lộ mong muốn của Đức Thiên Chúa với nhân loại và trái đất. Những tín đồ sẽ được hiểu rõ hơn về ý định của Thánh Đức Chúa Trời sẽ làm để đem đến cho con người niềm vui, loại bỏ hết những sự khổ đau trong tương lai.
Nó còn mang đến cho con người những lời khuyên vô cùng bổ ích. Dưới đây là một vài ý nghĩa từ những lời khuyên cho cuộc sống thực tế hàng ngày như là:
- Nên đối xử với mọi người xung quanh giống như cách mà mình muốn được mọi người đối xử.
- Không cần thiết phải quá lo lắng cho những vấn đề ở quá xa, nên tập trung giải quyết hết những vấn đề ở ngay trước mắt đã.
- Để có được một hôn nhân hạnh phúc thì sự tôn trọng và tình yêu thương luôn phải được đặt lên trên hàng đầu.
Có sự sửa đổi trong Thánh Kinh không?
Về thông điệp cơ bản và nguyên thủy thì đã được các nhà nghiên cứu so sánh kỹ càng giữa những bản Thánh Kinh cổ xưa với những văn bản được lưu truyền trong thời điểm hiện tại thì ý nghĩa cơ bản đều tương tự nhau. Điều nãy cũng là điều hiển nhiên nếu Đức Thiên Chúa đã mong muốn con người truyền tải được thông điệp thì cũng sẽ không để cho những bản sao ấy bị thay đổi.
Lý do ra đời nhiều bản dịch khác nhau
Bởi vì phần lớn những người học về Kinh Thánh hiện nay thì không có khả năng hiểu được những ngôn ngữ gốc của văn bản này. Chính vì vậy để dễ dàng lưu truyền và truyền tải lại những nội dung từ cuốn sách ấy hơn thì đã cho ra đời nhiều dạng văn bản khác nhau để cho mọi người dễ dàng hiểu và học được cho chính xác thông điệp từ Đức Chúa Trời. Hiện nay thì có 3 loại dịch Thánh phổ biến là:
- Bản dịch sát nghĩa với ngôn ngữ gốc nhất có thể.
- Bản dịch mà dựa trên ý tưởng và ý nghĩa của văn bản gốc để xây dựng lên một bản dịch tương tự.
- Bản dịch xây dựng lại loại câu văn để nhằm thu hút thêm nhiều người đọc gọi là bản dịch diễn ý. Tuy nghiên rằng bởi vì là viết lại câu văn so với bản gốc vậy nên đôi khi ý nghĩa thật sự của nó bị xê dịch đi so với ý nghĩa thật sự ban đầu của sách.
Ai là người đã làm ra nội dung sách?
Thánh Đức Chúa Trời chính là nhân vật quyết định về nội dung trong văn bản Kinh Thánh này. Người dân mà để Ngài giao phó cho việc lưu giữ và bảo tồn văn bản này chính là dân Y-sơ-ra-ên xưa, họ chính là người đã gìn giữ Thánh Kinh bằng tiếng Hê-bơ-rơ.
Có thể bạn quan tâm:
- Màu đen – Những bí ẩn về nó có thể bạn chưa tìm hiểu hết
- Đột biến gen – Định nghĩa và ảnh hưởng đối với sức khỏe
Kết luận
Kinh Thánh – văn bản lưu giữ những lời nói của Đức Chúa Trời về vấn đề răn dạy và khuyên nhủ con người. Thiên Chúa mong muốn sẽ đem đến cho con người sự hạnh phúc, vui vẻ, lấy hết đi những âu lo, muộn phiền trong cuộc sống của nhân loại. Văn bản này cũng là kể về lịch sử của đấng cứu thế là Ngài đối với nhân loại và trái đất.