Huyết áp được coi là một trong những chỉ số giúp bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của cơ thể. Cụ thể hơn là sức khỏe và tình trạng hoạt động của bộ phận tim mạch. Bên cạnh những người khỏe mạnh có chỉ số huyết áp ở mức bình thường thì cũng có những người mắc phải tình trạng huyết áp thấp hoặc cao. Vậy chỉ số về huyết áp bình thường ở người là bao nhiêu?
Khái quát thông tin về huyết áp
Huyết áp được tạo nên từ lực đẩy do sự tuần hoàn máu trong các mạch máu. Huyết áp có thể thay đổi theo từng thời điểm cũng như từng tình huống khác nhau. Huyết áp bình thường và ổn định là chỉ số của những người khỏe mạnh, không gặp phải các bệnh lý về tim mạch.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Bệnh huyết áp thấp và những triệu chứng thường xuất hiện
- Cao huyết áp và những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh
- Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp mà mọi người nên tránh
Huyết áp là gì
Trước khi tìm hiểu về chỉ số đo huyết áp bình thường thì chúng ta cần hiểu được thế nào là huyết áp hay huyết áp là gì? Huyết áp là áp lực tác động tới thành mạch để tạo nên động lực giúp đẩy máu từ tim tới các vị trí khác trên cơ thể nhằm nuôi dưỡng các mô tế bào, từ đó duy trì và phát triển sự sống. Dưới sự co bóp của tim và sức cản của thành động mạch huyết áp được tạo thành.
Khi tim hoạt động, chỉ số về huyết áp từng nhịp đập sẽ được đo từ tâm thu đến thì tâm trương.
Huyết áp tâm thu
Huyết áp tâm thu là chỉ số huyết áp đo được khi tim đang trong tình trạng co bóp. Lúc này áp lực của máu tác động tới thành mạch đang ở mức cao nhất hay còn gọi là huyết áp tối đa. Khi đo huyết áp, chỉ số tâm thu sẽ được hiển thị ở phía trên và cao hơn so với chỉ số phía dưới.
Huyết áp tâm trương
Huyết áp tâm trương là chỉ số đo được khi tim đang ở trong trạng thái giãn ra và thấp hơn gọi là huyết áp tối thiểu. Huyết áp tâm trương sẽ có mức chỉ số thấp hơn so với huyết áp tâm thu và sẽ được biểu thị ở phía dưới khi tiến hành đo huyết áp.
Chỉ số huyết áp theo từng lứa tuổi
Huyết áp của trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng tuổi
Chỉ số bình thường là 75/50 mmHg, cao nhất có thể đạt 100/70 mmHg.
Huyết áp của trẻ nhỏ từ 1 – 5 tuổi
Chỉ số bình thường là 80/50 mmHg, cao nhất có thể đạt 110/80 mmHg.
Huyết áp của trẻ nhỏ từ 6 – 13 tuổi
Chỉ số bình thường là 85/55 mmHg, cao nhất có thể đạt 120/80 mmHg.
Huyết áp của trẻ có độ tuổi từ 13 – 18
Chỉ số bình thường là 95/60 mmHg, cao nhất có thể đạt 104/70 mmHg.
Huyết áp của trẻ có độ tuổi từ 18 tuổi đến dưới 60 tuổi
Chỉ số bình thường là 117/77 mmHg, tối thiểu là 105/73 mmHg, tối đa 120/81 mmHg.
Người cao tuổi từ trên 60 tuổi
Với người có độ tuổi này và lớn hơn, chỉ số huyết áp trung bình khá cao ở mức 134/87 mmHg và còn tăng dần theo độ tuổi.
Để phòng ngừa cao huyết áp, việc kiểm tra huyết áp định kỳ là rất quan trọng. Đo huyết áp cũng có mặt trong hạng mục khám cơ bản khi khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế hoặc khám cơ bản trong khám chữa bệnh. Với các đối tượng cao huyết áp hoặc có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, mắc bệnh lý tim mạch thì nên tự kiểm tra huyết áp tại nhà thường xuyên.
Khi có chỉ số cao bất thường, nên đi khám tại cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán tìm nguyên nhân và can thiệp điều trị nếu cần thiết. Đặc biệt lưu ý các triệu chứng cao huyết áp như: ù tai, chóng mặt, hoa mắt, hồi hộp, nóng mặt, thở gấp, giảm thị lực, hốt hoảng, nôn ói,… Nếu không can thiệp sớm, cao huyết áp có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, suy tim, tai biến mạch máu não,…
Các yếu tố tác động tới huyết áp
Huyết áp có sự thay đổi theo từng độ tuổi. Huyết áp càng rời xa các động mạch chủ thì càng giảm dần. Huyết áp đạt mức thấp nhất khi ở trong hệ tĩnh mạch. Chỉ số sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào một số yếu tố như:
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư gan nguy hại có thể điều trị và phòng tránh ra sao?
- Ung thư xương – Những kiến thức cần biết để phòng tránh
Khi chúng ta vận động mạnh hay sau khi tập thể dục, nhịp tim đập nhanh hơn khiến cho huyết áp có thể dâng cao. Trong một số trường hợp có thể gây huyết áp cao. Ngược lại, khi tim đập chậm lại, lực cơ tim nhẹ thì huyết áp có thể bị giảm xuống.
Khi con người già đi, thành mạch máu mất đi sự đàn hồi hay lòng mạch hẹp lại tạo nên sức cản của mạch máu cũng là yếu tố làm thay đổi chỉ số huyết áp.
Khi cơ thể bị thương, mất nhiều máu cũng khiến cho huyết áp giảm đi.
Ăn uống các thức ăn quá mặn trong một thời gian dài khiến cho tăng thể tích máu. Đây cũng là nguyên do dẫn đến bệnh cao huyết áp.
Tình trạng tâm lý thiếu ổn định như lo lắng, kích động mạnh cũng là những yếu tố khiến huyết áp có thể bị thay đổi.
Trên đây là những thông tin về chỉ số huyết áp. Hy vọng bạn đã có những kiến thức tốt nhất để vận dụng trong quá trình chăm sóc gia đình nhé.
Tổng hợp: songdepmoingay.net