Huyết áp không phải luôn giữ cùng một chỉ số mà sẽ thay đổi tùy theo hoạt động, cảm xúc của chúng ta ngay tại thời điểm đó. Thậm chí chỉ cần một hoạt động nhỏ như thay đổi vị trí, tư thế, uống cà phê hay hút thuốc lá, ăn mặn, bị xúc động… cũng sẽ làm huyết áp tăng lên. Hiểu biết về các yếu tố làm tăng huyết áp sẽ giúp mọi người biết cách giữ huyết áp ổn định, bảo vệ sức khỏe cho chính mình và người thân. Huyết áp là áp lực máu trong động mạch, là một thông số nhận biết tình hình sức khỏe. Chỉ số cao huyết áp là khi có huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.
Chế độ ăn nhiều muối
Ăn mặn yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp, đây cũng là lời cảnh báo mà nhiều người trong chúng ta từng nghe. Điều này không phải không có cơ sở. Ăn nhiều muối là yếu tố rất thường gặp làm tăng huyết áp trong đời sống cộng đồng. Lượng muối khuyến cáo trong bữa ăn của một người bị tăng huyết áp là không vượt quá 6 gam một ngày, tức tương đương một thìa cà phê. Tuy nhiên, khẩu vị của hầu hết người Việt Nam nói riêng và dân tộc Á châu nói chung đều tiêu thụ lượng muối nhiều hơn khuyến cáo rất nhiều lần.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Ngăn ngừa các bệnh về huyết áp nhờ thói quen sinh hoạt
- Chỉ số huyết áp theo từng lứa tuổi bao nhiêu là tốt?
- Bệnh huyết áp thấp và những triệu chứng thường xuất hiện
Chính vì thế, chế độ ăn nhạt là một cách quan trọng giúp phòng tránh và điều trị tăng huyết áp. Với những người trong giai đoạn tiền tăng huyết áp, chỉ cần ăn nhạt hơn, bớt nêm nếm thêm gia vị cũng có thể giữ được huyết áp ổn định mà không cần uống một viên thuốc nào. Với những người đã mắc bệnh, chế độ này giúp giảm được huyết áp trung bình từ 4 đến 8 mmHg.
Rối loạn lipid máu
Hậu quả của tình trạng rối loạn lipid máu được thể hiện gián tiếp trên những bệnh lý khác. Khi nồng độ mỡ trong máu cao, chính hệ thống động mạch chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Do luôn phải chịu áp lực dòng máu lớn, lớp nội mạc trong lòng động mạch bị tổn thương và xơ cứng, lắng đọng các mảng xơ vữa, giảm mất khả năng đàn hồi, từ đó làm huyết áp tăng lên.
Vì vậy thực hiện lối sống và chế độ ăn kiểm soát lipid máu là vô cùng cần thiết, bằng cách giảm tiêu thụ các chất béo không lành mạnh, chẳng hạn như chất béo có trong thịt đỏ, những sản phẩm sữa nguyên chất béo, nội tạng động vật, trứng lộn, hải sản,…; bổ sung rau xanh, các loại ngũ cốc, trái cây vào chế độ ăn uống hàng ngày là một cách trì hoãn xơ cứng mạch máu, ổn định huyết áp.
Tuổi tác
Huyết áp là gì được người cao tuổi rất quan tâm. Bởi khi tuổi càng cao cũng là yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp, thành mạch máu càng lão hóa và xơ cứng, giảm khả năng đàn hồi nên áp lực trong lòng mạch sẽ tăng lên. Từ đó, huyết áp ở người lớn tuổi sẽ cao hơn lúc còn trẻ.
Theo đó, tuổi tác là một yếu tố nguy cơ không thể thay đổi của căn bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu biết cách hạn chế được các yếu tố làm tăng huyết áp khác sẽ phần nào giúp ổn định được huyết áp bền vững theo thời gian.
Tiền sử gia đình
Nhiều nghiên cứu quan sát cho thấy rằng con cái sinh ra trong gia đình có cha mẹ mắc bệnh cao huyết áp nói riêng hay các bệnh lý tim mạch khác nói chung sẽ có nguy cơ mắc phải cao hơn người bình thường.
Như vậy, tương tự tuổi tác, tiền căn gia đình cũng là yếu tố không xóa bỏ được. Các đối tượng này cần tích cực thăm khám để phát hiện sớm nhằm phòng tránh các biến cố tim mạch trước khi để xảy ra một cách đáng tiếc.
Lối sống lười vận động
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư gan nguy hại có thể điều trị và phòng tránh ra sao?
- Ung thư xương – Những kiến thức cần biết để phòng tránh
Những người có thói quen vận động thường xuyên sẽ giúp tăng cường quá trình chuyển hóa và tiêu thụ cholesterol. Nếu ít vận động, nguy cơ bị rối loạn lipid máu sẽ tăng lên, giảm dung nạp đường gây đái tháo đường và những điều trên là yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp làm tăng huyết áp.
Do đó, trong chế độ điều trị tăng huyết áp, bác sĩ luôn khuyến khích bệnh nhân tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút/ngày vào ít nhất 5 ngày/tuần với các bài tập nhẹ nhàng đến thể lực mạnh như chạy bộ, đi bộ, bơi lội,… Tránh ngồi liên tục trong thời gian dài.
Tổng trạng thừa cân – béo phì
Cân nặng của cơ thể cũng có mối tương quan với chỉ số huyết áp. Hàng loạt các quan sát đã chứng minh rằng người có khối lượng cơ thể càng tăng thì huyết áp cũng sẽ càng tăng. Cụ thể là bệnh lý này phát hiện với tỷ lệ khá cao trong nhóm dân số thừa cân – béo phì.
Như vậy, song song với việc tập luyện thể lực, cần phải chú ý duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Hình thành thói quen đo cân nặng mỗi ngày để tìm cách giảm cân khi phát hiện dư cân.
Căng thẳng, lo âu
Cảm xúc là yếu tố tác động rất nhanh đến huyết áp. Một người hoàn toàn khỏe mạnh bỗng có việc lo lắng, căng thẳng, mất ngủ cũng sẽ khuyến huyết áp tăng hơn bình thường. Nếu tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp thực sự.
Vì thế, trên các đối tượng đã có chẩn đoán tăng huyết áp, cần phải sắp xếp thời gian hợp lý, làm việc khoa học, nghỉ dưỡng phù hợp. Ngoài ra, một giấc ngủ tốt cũng giúp hạ được huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tử vong. Đồng thời, nên biết cách giải tỏa căng thẳng bằng việc học cách thư giãn, nghỉ ngơi như ngồi thiền, tập yoga.
Như vậy, ngoài việc tuân thủ điều trị tăng huyết áp, việc phòng tránh các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp cũng là một điều quan trọng cần lưu ý để giữ ổn định huyết áp. Thường xuyên đo huyết áp tại nhà để biết được tình trạng sức khỏe và có cách can thiệp kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Tổng hợp: songdepmoingay.net