Ung thư xương hiếm gặp nhưng tỷ lệ mắc bệnh đang ngày một tăng lên, khiến bác sĩ phải lên tiếng cảnh báo. Bệnh ở cấp độ nặng thường biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng rõ rệt, gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí đe dọa tới tính mạng. Vậy nguyên nhân của ung thư xương là gì?
Nguyên nhân của ung thư xương là gì?
Ngoài trường hợp ung thư nguyên phát bắt đầu từ xương, phần lớn bệnh nhân ung thư xương đều là ung thư thứ phát do các tế bào ung thư của các cơ quan khác trong cơ thể di căn tới. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh ung thư xương nguyên phát. Một số người lớn bị bệnh Paget xương một tổn thương có sự phát triển bất thường của những tế bào xương mới làm tăng nguy cơ mắc ung thư xương. Ngoài ra, bệnh ung thư xương cũng có thể do yếu tố di truyền, ví dụ như:
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Cách điều trị ung thư xương có mang lại hiệu quả không?
- Dấu hiệu ung thư xương để nhận biết sớm bệnh nguy hiểm
- Phân loại ung thư xương theo từng độ tuổi dễ mắc bệnh
Mắc hội chứng Li – Fraumeni: hội chứng này có đặc điểm là tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau của cơ thể, bao gồm cả ung thư xương, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư máu và các loại ung thư khác.
Mắc hội chứng Rothmund – Thomson: tầm vóc người lùn đi, làm xuất hiện những biến đổi của xương, gây phát ban và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương.
U nguyên bào võng mạc di truyền: những trẻ em bị loại ung thư hiếm gặp này ở mắt cũng có nguy cơ cao mắc ung thư xương.
Bên cạnh đó, xạ trị đôi khi cũng có liên quan đến tình trạng ung thư xương. Phơi nhiễm bức xạ từ tia X không gây hại nhưng nếu với liều cao của tia xạ, đặc biệt là xạ trị những loại ung thư khác sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư xương, nhất là ở những người xạ trị khi còn trẻ. Xạ trị ngày càng phức tạp hơn, thậm chí có thể gây ra các tác dụng phụ nên bác sĩ cần điều chỉnh liều lượng tia xạ cho hợp lý. Những người bị rối loạn gene ức chế ung thư P53 hoặc bị những chấn thương mãn tính ở đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Phân loại u xương ác tính
Ung thư xương nguyên phát
Ung thư nguyên phát là loại bệnh nghiêm trọng nhất. Khối u ác tính hình thành trực tiếp trong xương hoặc mô xung quanh, chẳng hạn như sụn.
Đây là bệnh lý hiếm gặp, chiếm khoảng 1% các loại bệnh ung thư. Bệnh thường xảy ra nhất ở tuổi vị thành niên và người trẻ dưới 30 tuổi, nhưng khoảng 10% các trường hợp mắc ung thư phát triển ở những người trong độ tuổi 60 – 70. Những khối u xương thường xuất hiện ở xương tay, xương chân hoặc xương chậu.
Ung thư xương di căn
Ung thư cũng có thể lây lan hoặc di căn từ phần khác của cơ thể đến xương của bạn. U xương ác tính thứ phát xuất hiện phổ biến hơn so với nguyên phát.
Ung thư thứ phát phổ biến bao gồm:
Đa u tủy
Là loại phổ biến nhất, đa u tủy xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển trong tủy xương và gây ra các khối u ở các xương khác nhau. Bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi. Đây là bệnh có tiên lượng tốt nhất và nhiều người mắc bệnh này không cần điều trị.
Sarcoma xương (Osteogenic Sarcoma)
Sarcoma xương, hoặc sarcoma tạo xương, thường ảnh hưởng đến trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Bệnh có xu hướng bắt nguồn từ đầu của các xương dài ở tay và chân. Ngoài ra, loại u xương ác tính này cũng có thể bắt đầu ở hông, vai hoặc các vị trí khác. Nó ảnh hưởng đến mô cứng cung cấp lớp ngoài của xương.
Sarcoma sụn (Chondrosarcoma)
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư lưỡi: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
- Bệnh Zona – Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
Sarcoma sụn có thể xảy ra ở xương chậu, vùng đùi và vai của người lớn tuổi. Đây là loại ung thư nguyên phát phổ biến thứ hai liên quan đến xương. Nó hình thành trong mô dưới sụn, là mô liên kết cứng giữa xương của bạn.
Ewing’s Sarcoma
Ewing’s sarcoma là một loại ung thư hiếm gặp, bắt đầu từ các mô mềm bao quanh xương hoặc trực tiếp trong xương của trẻ em và thanh niên. Các xương dài của cơ thể, chẳng hạn như cánh tay, chân và xương chậu thường bị ảnh hưởng.
Tiên lượng sống cho bệnh ung thư xương
Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư xương còn tùy thuộc vào loại và mức độ phát triển của các tế bào gây ung thư. Theo thống kê, hầu hết những bệnh nhân mắc ung thư xương có thể sống sót trên 5 năm, nếu được phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là thống kê về tỷ lệ sống trên 5 năm cho bệnh nhân ung thư xương:
- Giai đoạn I: 80%;
- Giai đoạn II: 70%;
- Giai đoạn III: 60%;
- Giai đoạn IV: 20 – 50%.
Khi phát hiện khối u xương, người bệnh nên thăm khám và làm giải phẫu bệnh nhằm xác định bản chất của u xương (lành tính hay ác tính ) để được điều trị kịp thời.
Trên đây là những kiến thức về nguyên nhân của ung thư xương mà các bạn nên lưu ý. Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm, vì thế bạn cần giữ sức khỏe cho bản thân và gia đình mình.
Tổng hợp: songdepmoingay.net