Bệnh bạch tạng – Dấu hiệu nhận biết và giải pháp kiểm soát

Bệnh bạch tạng là một bệnh thường hay diễn ra ở người và động vật có xương sống. Đặc điểm nhận dạng của bệnh lý này dễ dàng thông qua mái tóc, màu da cũng như con mắt. Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn đọc những thông tin hữu ích về bệnh này để từ đó đưa ra các giải pháp kiểm soát bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh bạch tạng

Bạch tạng là một bệnh di truyền bẩm sinh bởi do cơ thể rối loạn quá trình tổng hợp sắc tố Melanin để bảo vệ làn da tránh những tác nhân gây hại. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, sức đề kháng yếu mà những ai mắc bệnh lý này sẽ có những đặc điểm không giống với người bình thường.

Làn da chính là yếu tố nhạy cảm nhất trên cơ thể của người bệnh, ánh mắt cũng sợ sệt ánh sáng. Thế nên người bị bệnh lý này thường hay bị ung thư da, thị lực kém và rất sợ tiếp xúc với ánh sáng.

Bạch tạng là bệnh di truyền gây ảnh hưởng đến sức đề kháng cơ thể
Bạch tạng là bệnh di truyền gây ảnh hưởng đến sức đề kháng cơ thể

Bệnh bạch tạng có những dấu hiệu cơ bản nào?

Thật không khó để phát hiện ra một người bị bệnh bạch tạng, ngay những đặc điểm trên cơ thể của người bệnh cũng có những dấu hiệu hoàn toàn khác với người bình thường, cụ thể là:

Da người bệnh

Những người bị bệnh bạch tạng đa phần có làn da khác biệt hoàn toàn với người bình thường. Có thể bạn sẽ có làn da trắng bệnh hoặc sẽ là trắng hồng nhưng cả hai làn da này đều không giống với người bình thường. Dấu hiệu này sẽ giúp dễ dàng nhận biết được người mắc bệnh lý này.

Sự khác biệt về màu da này là do cơ thể không thể sản sinh ra Meanin khiến cho lượng melanin thiếu hụt gây nên tình trạng da yếu ớt và rất dễ cháy nắng. Những người ở vùng có khí hậu nắng nóng nhiều thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư da. Bởi thường xuyên tiếp xúc ánh sáng mặt trời nhưng không có được yếu tố bảo vệ lại làn da.

Cùng với đó, làn da của người bệnh sẽ có nhiều đốm, tàn nhang, nốt ruồi, mảng nám,…. Nó càng hiện rõ trên gương mặt người bệnh bởi làn da trắng bệch lộ liễu.

Bệnh bạch tạng có dấu hiệu rõ ràng ở làn da, mái tóc và nhạy cảm ánh sáng
Bệnh bạch tạng có dấu hiệu rõ ràng ở làn da, mái tóc và nhạy cảm ánh sáng

Biểu hiện ở mắt

Mắt của người bệnh cũng sẽ có sự khác biệt hơn so với người bình thường. Mắt thường có màu nâu nhạt hoặc đậm lòng cũng có màu đỏ hồng hoặc màu xanh. Hơn nữa, tuổi tác cũng quyết định tới thị lực của người bệnh và có nhiều thay đổi bất thường.

Cùng với đó, thị lực của người bệnh sẽ rất yếu và kém dần theo giời gian. Người bệnh sẽ khó nhìn, không tập trung nhất là khi có ánh sáng sẽ bị lóa mắt.

Tóc người bệnh bạch tạng

Điểm cũng rất dễ dàng phân biệt với người bình thường đó chính là màu tóc thương màu trắng hoặc màu nâu. Mái tóc trắng đi kèm với hàng lông mày và lông mi mắt cũng có màu trắng.

Cực nhạy cảm với ánh sáng

Lòng đen của mắt người bệnh sẽ trong suốt do hàm lượng melanin bị thiếu hụt. Chính vì thế, ánh sáng từ bên ngoài sẽ khiến người bệnh sợ hãi, rất khó chịu. Bởi những sự khác biệt về hình dáng và đặc điểm bên ngoài nên những người bệnh thường hay có tâm lý e dè, tự ti. Nhưng bởi xã hội ngày nay sẽ thấu hiểu và thông cảm, chia sẻ để giúp đỡ những người bạch tạng một cách tích cực nhất.

Bệnh bạch tạng do nguyên nhân nào gây nên

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia đây là một bệnh di truyền bẩm sinh từ đời này sang đời khác. Thống kê cho thấy trong hai mươi nghìn người sẽ có một người bị bạch tạng. Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh là do bộ nhiễm sắc thể khiếm khuyết nên cơ thể không thể tự tổng hợp được melanin một sắc tố quyết định đến màu da.

Bên cạnh đó, do rối loạn gen bẩm sinh, nên nếu cha mẹ bị bệnh bạch tạng những đứa trẻ sinh ra có khả năng bị bệnh là rất cao. Từ nguyên nhân trên khó có thể có được những cách chữa trị hay phòng ngừa bệnh triệt để. Không có nguyên nhân từ bên ngoài môi trường nhưng môi trường lại khiến bệnh thêm trầm trọng nên bạn hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình.

Bệnh do yếu tố di truyền, đột biến gen và rối loạn tổng hợp melanin
Bệnh do yếu tố di truyền, đột biến gen và rối loạn tổng hợp melanin

Những thắc mắc bệnh bạch tạng cần giải đáp

Khi bạn gặp một người bạch tạng, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng nhận ra và có nhiều băn khoăn về những người bệnh này. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến cần được giải đáp để hiểu rõ hơn về người bệnh này nhé.

Tuổi thọ của người bạch tạng

Những người bị bệnh bạch tạng có tuổi thọ lâu không là câu hỏi nhiều người đặt ra. Theo khảo sát và nghiên cứu từ các chuyên gia những người bị bệnh lý này vẫn có tuổi thọ tương tự như người bình thường. 

Tuy nhiên, bởi hàm lượng hắc sắc tố melanin cơ thể sản sinh ra rất thấp do đó người bệnh sẽ có những ảnh hương nhất định tới sức khỏe. Đồng thời những người này thường có nguy cơ mắc một số bệnh như Hermansky-Pudlak, bệnh Griscelli,…

Một tin vui dành cho những người bệnh này đó chính là nếu có thói quen sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ cũng như thường xuyên thăm khám sức khỏe vẫn có được cuộc sống bình thường như bao người khác. Và vấn đề tuổi thọ không còn quá âu lo nên người bệnh hãy giữ cho mình một tâm lý thoải mái nhất.

Để có thể bảo vệ sức khỏe người bệnh tốt nhất không nên tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Bởi làn da yếu ớt của bạn sẽ bị môi trường tấn công gây nên rất nhiều bệnh về da trong đó có ung thư da.

Có thể chữa được bạch tạng không?

Cho tới thời điểm hiện tại khoa học vẫn chưa thể nghiên cứu được một loại thuốc nào có thể chữa khỏi được bệnh bạch tạng. Bởi một quy luật khi hắc sắc tố melanin thay đổi sẽ không thể hồi phục lại trạng thái bình thường. Những giải pháp kiểm soát bệnh và hạn chế sự tác động của môi trường gồm:

  • Để tăng cường thị lực có thể đeo kính áp tròng.
  • Khi đi ra ngoài trời bạn nên mặc kín áo, đeo kính râm.
  • Nếu mắt của người bệnh có dấu hiệu rung giật cần phẫu thuật để khắc phục.
  • Hãy chủ động đi khám bệnh ở các bệnh viện lớn và sử dụng thuốc nếu cần.

Nếu như bạn thực hiện đúng như hướng dẫn ở trên người bệnh cũng sẽ có cuộc sống như những người bệnh thường. Điều quan trọng nhất của một người bệnh đó chính là hãy giữ tâm lý thoải mái, hòa nhập cộng đồng luôn vui vẻ và lạc quan yêu đời.

Bệnh bạch tạng không lây nhiễm và có thể kiểm soát để có cuộc sống bình thường
Bệnh bạch tạng không lây nhiễm và có thể kiểm soát để có cuộc sống bình thường

Có thể bạn quan tâm:

Bạch tạng có lây nhiễm không?

Nhiều người đã từng gặp những người bệnh bạch tạng và hoang mang lo sợ mình bị lây nhiễm. Nhưng các bác sĩ đã đưa ra kết luận rằng người bệnh sẽ không hề lây nhiễm qua cho người khác nếu như tiếp xúc trực tiếp.

Đây là một bệnh lý di truyền chỉ có thể di truyền từ đời bố mẹ sang đời con cháu. Tuy nhiên, sẽ có hiện tượng con sinh ra không hề bị bệnh khi cha mẹ bị bạch tạng. Do đó, người bệnh vẫn yên tâm sinh hoạt, hòa nhập cộng đồng mà không sợ bị lây nhiễm cho những người xung quanh.

Không ai mong muốn bệnh bạch tạng đến với mình, nhưng nếu đã mắc bệnh bạn cũng nên lạc quan và theo dõi sức khỏe của mình cũng như có những biện pháp kiểm soát và bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Để từ đó người bệnh vẫn có một cuộc sống bình thường như bao người khác.

Tổng kết

Những thông tin bài viết đã giúp bạn có thể hiểu rõ về bệnh bạch tạng, nguyên nhân cung như đặc điểm nhận dạng. Mong rằng người bệnh sẽ có những thái độ tích cực nhất để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn.

Bài viết gần đây