Hiện nay, bệnh gút không còn là một loại bệnh hiếm ở nhiều người mà đã phổ biến rộng rãi khắp mọi nơi. Từ thành thị đến nông thôn nhóm người nào đều cũng có khả năng gặp phải căn bệnh khó chịu này. Số người mắc bệnh hiện nay ngày càng nhiều, cách chữa trị càng ngày càng phổ biến hơn. Chính vì vậy, bài viết hôm nay chúng tôi sẽ đề cập đến những thông tin về căn bệnh này cho bạn.
Bệnh gút là gì?
Bệnh gút là một dạng của bệnh viêm thấp khớp thường có hiện tượng đau nhói dữ dội và ngột ngột. Điều này xảy ở các khớp ngón, đầu gối, mắt cá,… kèm theo đó là tình trạng sung tấy chỗ đau.
Bệnh hiện nay đang dần phổ biến hơn và phát triển song song với cuộc sống hiện nay. Thời đại càng phát triển thì số lượng ảnh hưởng bệnh càng phổ biến hơn vì nguồn thực phẩm càng nhiều dinh dưỡng, chế độ ăn không hợp lý, không lành mạnh sẽ khiến bệnh gút ngày càng phát triển và lan rộng nhiều hơn.
Bệnh gút do nguyên nhân nào?
Thông thường việc trong máu có nhiều acid uric và được duy trì ở số lượng nhất định. Tuy nhiên việc ăn uống không lành mạnh, dẫn tới việc thận sẽ không thực hiện được việc đào thải. Dẫn đến acid uric phát triển quá mức dẫn tới bệnh gút hiện nay. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây nên bệnh như là:
Nguyên nhân vô căn
Đây là một trong những nguyên nhân liên quan đến di truyền hoặc do cơ địa. Những người bị bệnh gút không có nguyên nhân thường do cơ địa sản sinh acid uric quá nhiều. Bệnh này xảy ra thường ở đối tượng nam giới có độ tuổi trung niên và có cuộc sống sinh hoạt không được hợp lý và không lành mạnh.
Nguyên nhân bộc phát
Đây là một trong những tình trạng làm acid uric tăng cao do một số nguyên nhân như người bệnh bị chuyển hóa từ bệnh này sang bệnh khác. Việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh ác tính cũng trở thành nguyên nhân gây nên bệnh này.
Triệu chứng của bệnh Gout
Hiện nay triệu chứng của bệnh gút thường rất phổ biến khi gặp các tình trạng đau đớn dữ dội, âm ỉ hoặc đau ban đêm. Triệu chứng xuất hiện cụ thể trong các trường hợp như:
Các khớp đau đớn dữ dội
Đây là trong những biểu hiện đau đớn xảy ra ở các khớp ngón chân, ngón tay, đầu gối, các khớp liên kết. Các khớp liên kết các vùng như vai, háng, vùng chậu thường ít xuất hiện cơn đau hơn. Cơn đau nhiều nhất có thể kéo dài hàng giờ sau khi có biểu hiện. Đây là tình trạng đau đầu tiên khi xuất hiện bệnh gút.
Các khớp trong nhức âm ỉ, kéo dài
Thông thường sau những biểu hiện đau dữ dội thường xuyên xuất hiện những cơn nhức âm ỉ, kéo dài liên tục lên đến cả tháng. Số lần đau sẽ tăng lên, cơn đau nhiều hơn khó chịu hơn những lần đau trước đó. Đây là biểu hiện thứ hai của bệnh gút.
Bệnh gút khiến các khớp bị sưng đỏ
Khi các khớp bắt đầu có biểu hiện đau nhức thì chỉ vài ngày sau sẽ có hiện tượng sưng đỏ. Những triệu chứng bệnh gút này khiến cho người bệnh cảm thấy muộn phiền hơn, gây những khó khăn trong quá trình hoạt động tay chân, đi lại và sinh hoạt hằng ngày.
Nhóm người dễ mắc bệnh
Bệnh gút là một hiện trạng bệnh lý ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hằng ngày của cơ thể. Bệnh lý này có thể xảy ra với nhiều nhóm đối tượng khác nhau chứ không chỉ riêng một ai cả. Một số nhóm người thông thường sẽ có khả năng bị bệnh như:
Đàn ông ở tuổi trung niên
Theo các chuyên gia nghiên cứu, người bị bệnh gút thường ở độ trung niên trở lên. Những người này thường có cuộc sống sinh hoạt thiếu lành mạnh, hay uống rượu bia, hay hút thuốc, hay sử dụng những chất gây kích thích thần kinh, ăn nhiều chất đạm như thịt động vật.
Đây chính là một trong nhiều nguyên nhân gây nên chứng bệnh gút ở những người đàn ông trung niên. Tuy nhiên, nếu họ vẫn ăn uống lành mạnh, biết điều độ thì cũng sẽ không gặp phải bệnh này nhé.
Phụ nữ mãn kinh
Những người phụ nữ ở độ tuổi này thường gặp phải nhiều bệnh khác nhau không riêng gì bệnh gút. Bởi vì, cơ thể họ đang bị rối loạn nội tiết, rối loạn hóc môn khiến cho cơ thể sản sinh nhiều acid uric hơn bình thường chính là nguyên nhân thiết yếu gây nên bệnh này.
Đối với những người phụ nữ trung niên tiền mãn kinh thì việc mắc bệnh này cũng có thể không bị nếu có đời sống sinh hoạt hợp lý, ăn uống lành mạnh, không sử dụng những chất kích thích. Vậy nên cũng đừng quá lo lắng, hãy tập thói quen ăn uống để tránh tình trạng bệnh này nhé.
Các nhóm đối tượng khác
Có rất nhiều biểu hiện cho thấy những nhóm đối tượng khác cũng có thể mắc bệnh gút này thông qua một số nguyên nhân sau:
- Do gen di truyền cùng thế hệ.
- Do đời sống sinh hoạt vô tội vạ, không hợp lý.
- Do đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh khác.
- Người bị béo phì, nhiều mỡ.
Phương pháp điều trị bệnh gút
Việc điều trị dứt điểm bệnh là khá khó khăn vì đây là chứng bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến các tế bào trong cơ thể. Song chúng ta có thể bổ trợ cho việc điều trị bệnh bằng một số phương pháp điều chỉnh lối sống như:
Điều chỉnh chế độ ăn uống-sinh hoạt
Chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng ảnh hưởng đến quá trình điều trị Gút, người bị bệnh gút phải tuân thủ những chế độ ăn nghiêm ngặt để tránh tình trạng bệnh chuyển biến nặng.
- Người bị bệnh chỉ được phép ăn 150 gram thịt mỗi ngày.
- Không uống rượu, bia, thức uống có ga, cần tránh việc tăng cân dẫn đến các tế bào trong cơ thể chịu áp lực trong việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Uống nhiều nước, luôn giữ cho tâm trạng được thoải mái, tránh căng thẳng, stress.
Chữa trị nội khoa
Có 2 loại thuốc kê đơn mà bác sĩ sẽ cung cấp cho bệnh nhân sử dụng tùy theo tình trạng bệnh của mình. Điều này hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh gút thuyên giảm như:
- Thuốc kháng viêm: Dùng trong giai đoạn lên cơn Gút để giảm viêm khẩn cấp.
- Thuốc giảm lưu lượng axit uric trong máu: dùng thường xuyên theo đơn kê của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh gút tái phát.
Điều trị ngoại khoa
Khi có triệu chứng trở nặng, người bệnh cần phải tiến hành tiểu phẫu để cắt bỏ những Tophi trong các trường hợp như:
- Bệnh Gút nặng kèm biến chứng lở loét, mưng mủ.
- Bệnh nhiễm nốt Tophi.
- Nốt Tophi quá lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thẩm mỹ.
Nguyên tắc điều trị Gút
Gút là một căn bệnh có thể gây ra biến chứng nặng và tử vong nếu không được điều trị kịp thời, muốn điều trị bệnh gút cần phải lưu ý những nguyên tắc sau:
- Việc chữa trị viêm khớp trong căn bệnh phải nhanh chóng, kịp thời để tránh tái phát sinh mãn tính.
- Cần có nhiều biện pháp chống lại cơn bệnh, phòng ngừa biến chứng.
- Việc lắng đọng Urat sau khi điều trị cũng cần phòng ngừa tích cực.
Có thể bạn quan tâm:
- Chứng bệnh áp xe – một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng
- Bệnh Down là gì? Đặc điểm xuất hiện trên người bị mắc bệnh
Gút là một căn bệnh nguy hiểm và thường gặp ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt là nam giới và phụ nữ sau tuổi tiền mãn kinh. Bệnh gút nguy hiểm vì nếu không điều trị kịp thời nó có thể gây ra các biến chứng khôn lường và thậm chí tử vong. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này, bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về căn bệnh này, mong bạn sẽ có những chế độ dinh dưỡng phù hợp và những biện pháp phòng chống bệnh.