Free Porn
xbporn

https://www.bangspankxxx.com

Bệnh hủi là gì? Nguyên nhân gây bệnh và những biến chứng

Bệnh hủi là một trong những căn bệnh được ghi nhận cách đây từ hàng ngàn năm trước, tính từ năm 1400 TCN. Đây là căn bệnh không gây ra tử vong trực tiếp nhưng người bệnh sẽ xuất hiện những biến dạng từ tay, chân, mặt… khiến cho người bệnh bị kỳ thị, bị phân biệt đối xử trầm trọng. Để biết chi tiết hơn về căn bệnh này, mời bạn tham khảo những thông tin được chia sẻ dưới đây. 

Bệnh hủi là gì? 

Bệnh hủi hay bệnh phong là căn bệnh gây ra những biến chứng tại nhiều vùng trên cơ thể, từ mặt đến tay, chân… Đây là căn bệnh truyền nhiễm được ghi nhận từ lâu đời, trong y văn Trung Hoa đã có nhiều mô tả về căn bệnh này từ những năm 400 TCN. 

Vi khuẩn gây ra bệnh hủi đã được phát hiện bởi một nhà khoa học và người Na Uy, vi khuẩn này tên là Mycobacterium laprae. Cho đến năm 1982, khi mà y khoa phát triển cùng với sự ra đời của hóa trị liệu đã giúp cho căn bệnh này được đẩy lùi dần dần. 

Việt Nam từ năm 1995 cũng là một trong những quốc gia đã đạt tiêu chuẩn của WHO về loại trừ bệnh hủi. Tỷ lệ được WHO đặt ra lúc này là 0,9/10000 và sau đó đã có nhiều chương trình để giúp căn bệnh này hoàn toàn được đẩy lùi. 

Bệnh hủi gây ra những biến chứng trên cơ thể khiến cơ co quắp
Bệnh hủi gây ra những biến chứng trên cơ thể khiến cơ co quắp

Tìm hiểu về vi khuẩn gây bệnh hủi

Vi khuẩn gây bệnh hủi là Mycobacterium laprae hay vi khuẩn trực phong tồn tại dưới dạng hình que. Những vi khuẩn này thường tồn tại trong tế bào nội mô mạch máu hoặc là tế bào đơn nhân.  Đây là dạng vi khuẩn không có lông roi, không sinh ra bào tử và cũng không tạo vỏ. 

Phương pháp nhuộm Gram thông thường không thể thực hiện được bởi chúng có khả năng kháng acid, để quan sát rõ hình dạng của vi khuẩn gây bệnh hủi cần dùng phương pháp Ziehl – Nelsen, Kinyoun hoặc nhuộm huỳnh quang.

Đến nay, khả năng sinh độc tố của dạng vi khuẩn bệnh hủi vẫn chưa thực sự được xác định, nhưng theo một số ghi nhận, chúng có thể gây ra nội độc tố kèm theo đó là một số chất có khả năng dị ứng với cơ thể. Khi tồn tại bên trong các tế bào cơ thể, chúng có khả năng đề kháng rất lớn. Tuy nhiên nếu sống ở ngoài môi trường, thời gian sống rất thấp

Mycobacterium laprae hay vi khuẩn trực phong
Mycobacterium laprae hay vi khuẩn trực phong

Những yếu tố có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh hủi?

Những người dễ mắc căn bệnh hủi thường là những người sống trong vùng có nhiều người nhiễm bệnh này. Trong đó, những quốc gia nguy cơ cao như Ấn Độ, Nhật Bản, Ai Cập, Trung Quốc,…. Đặc biệt những người phải thường xuyên ở chung hay tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh có nguy cơ cao mắc bệnh. 

Bên cạnh đó, theo các tài liệu nghiên cứu đã công bố có một số đột biến trong di truyền liên quan như vùng Q25 thuộc NST 6 có nhiều khả năng nhiễm bệnh. Ngoài ra, có những người tiếp xúc với loài động vật mang theo vi khuẩn này điển hình đó là các động vật linh trưởng, tinh tinh châu Phi, khỉ mặt xanh, armadillos,… Đây là những động vật có nguy cơ rất cao lây nhiễm cho người, đặc biệt là khi không đeo găng tay bảo vệ.

Những đường lây bệnh hủi?

Bệnh lý này hoàn toàn có thể lây nhiễm từ những người bệnh hủi đến những người khỏe mạnh qua nhiều đường lây truyền khác nhau. Cụ thể là thông qua 2 con đường chính sau đây: 

Đường hô hấp

Người mắc bệnh hủi nếu như không được điều trị chính là một nguồn lây nhiễm điển hình, có thể giải phóng ra rất nhiều vi khuẩn. Thông qua con đường hô hấp, từ dịch tiết hầu họng hay vùng mũi. Từ môi trường bên ngoài, chúng có thể sống thêm 1-2 tuần và có khả năng hoạt động mạnh mẽ ở điều kiện thuận lợi như môi trường tối, ẩm. Chính vì thế, nếu như sống trong môi trường có người bệnh, bạn có nguy cơ mắc bệnh rất lớn. 

Đồ dùng

Dùng chung đồ với người bệnh như quần áo, khăn, cốc, chén đĩa… cũng gia tăng nguy cơ mắc bệnh cao. 

Những đường lây bệnh hủi?
Những đường lây bệnh hủi?

Những triệu chứng điển hình của bệnh hủi

Bệnh hủi sẽ từ từ và âm thầm khởi phát, sau một thời gian sẽ gây ra mãn tính, và điều kiện thuận lợi để bệnh tiến triển nặng hơn là khi thời tiết giảm nhiệt độ. Vi khuẩn sẽ bắt đầu thâm nhập vào bên trong các con đường bạch huyết rồi đi đến máu, nếu như cơ thể có đề kháng cao, những vi khuẩn gây bệnh hủi sẽ bị giết chết. 

Tuy nhiên, khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch kém, hoàn cảnh y tế kém, những người mắc bệnh phong không được chăm sóc y tế tốt có thể khiến bệnh tiến triển ngày càng nặng hơn và trở thành bệnh cấp tính. Bệnh gây ra nhiều tổn thương khác nhau, như các vùng da, mắt, mũi, thanh quản, tinh hoàn và khu vực thần kinh ngoại biên.  

Vùng da bị bệnh hủi thường là những vết có mà nhạt, không còn cảm nhận được đau đớn, những ban đỏ này có thể lan rộng ra hoặc rời rạc. Vùng da xuất hiện nhiều vết  xâm nhiễm, thâm lại có đường kính từ 1-5cm. Ngoài ra còn gây một số tổn thương về thần kinh như viêm dây thần kinh, co rút ngón tay, ngón chân, tiêu xương….

Những biến chứng nguy hiểm của bệnh hủi

Tuy không gây ra những ảnh hưởng trực tiếp về tính mạng, nhưng nếu như không được can thiệp đúng lúc và kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, điển hình đó là:

  • Chân tay dần dần bị hủy hoại, từng đốt ngón tay, ngón chân có thể rụng dần.
  • Dây thần kinh vùng ngoại biên bị tổn thương nặng nề, từ đó khiến cho chân tay dần mất cảm giác, khó cử động gây teo cơ, co quắp, cứng xương. 
  • Bàn tay, chân thủ loét, cơ thể bị tổn thương bởi giác mạc, nhãn áp tăng, mắt khô có thể gây ra mù lòa và khiếm thị. 
  • Dương vật teo lại, khả năng sản sinh tinh trùng giảm gây ra vô sinh. 
  • Lông mày, lông mi rụng…
  • Bệnh dễ lây nhiễm, cơ thể biến dạng… khiến cho người bệnh bị tổn thương về tinh thần, bị xã hội xa lánh. 

Chẩn đoán và điều trị bệnh hủi

Bệnh cần chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nặng nề, cụ thể như sau:

Chẩn đoán bệnh hủi

Nếu như có nghi ngờ bản thân mắc căn bệnh nguy hiểm này, cơ thể xuất hiện vết loét, bạn nên đi thăm khám. Bác sĩ sẽ thực hiện lấy một vùng mẫu ở trên da được xác định là bất thường và thực hiện kiểm tra, bên cạnh đó thực hiện xét nghiệm phết tế bào. Bệnh hủi ở những người thể nhẹ chưa có nhiều vi khuẩn rất khó phát hiện, nhưng với những người có nhiều vi khuẩn trên da rất dễ phát hiện. 

Điều trị bệnh hủi

Bệnh phong hoàn toàn có thể chữa khỏi và WHO đã cung cấp chương trình điều trị y tế miễn phí cho người bệnh. Biện pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào từng loại bệnh, kháng sinh có thể được chỉ định dùng dài hạn và có thể kết hợp từ 2 đến nhiều loại thuốc kéo dài trong 6 tháng đến 1 năm. Những người đã bị tổn thương vùng dây thần kinh không thể chữa khỏi những vùng dây thần kinh đó. 

Bên cạnh đó, có thể sử dụng thêm một số loại kháng viêm để kiểm soát đau dây thần kinh, điển hình là dạng thuốc  steroid như prednisone. Ngoài ra, thalidomide có thể được chỉ định để ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, điều trị nhanh chóng những nốt u trên da. 

Biện pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào từng loại bệnh
Biện pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào từng loại bệnh

Có thể bạn quan tâm:

Biện pháp phòng ngừa bệnh hủi như thế nào?

Phương pháp tốt nhất để ngừa bệnh hủi đó chính là không nên tiếp xúc lâu dài hoặc dùng chung đồ đạc với những người đã nhiễm bệnh. Nếu như không may dính các dịch tiết từ người bệnh, hãy nhanh chóng rửa tay diệt khuẩn, không để vùng da trầy xước tiếp xúc với người bệnh. 

Với những thông tin trên, bạn đã có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh hủi, đây là căn bệnh nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm cao. Hãy  biết cách phòng ngừa sớm để tránh nhiễm bệnh, nếu phát hiện, hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ.

Bài viết gần đây