Dạo gần đây chúng ta thường xuyên được nghe và nhắc đến bệnh nền là gì, nhất là khi cơ thể nhạy cảm với môi trường biến đổi. Những người đã mắc một số bệnh lý nền sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định đến cơ thể. Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh nền, cũng như có ảnh hưởng và các phòng tránh
Tìm hiểu về bệnh nền là gì?
Bệnh nền là những bệnh đã tồn tại sẵn trong người bệnh nhân trước khi chẩn đoán, phát hiện thêm những vấn đề về sức khỏe khác. Người bệnh thường xuyên mắc bệnh đó, đương đầu với bệnh, để kiểm soát bệnh cần thực hiện thăm khám, uống thuốc thường xuyên.
Theo đó, bệnh nền sẽ được phân loại dựa vào các yếu tố liên quan đến sự suy giảm miễn dịch, cụ thể đó là chuyển hóa, bệnh phổi và những bệnh có liên quan đến phổi và tim mạch. Cụ thể:
- Nhóm 1: Đây là những nhóm bệnh có liên quan đến quá trình chuyển hóa, nguyên nhân đó là do thừa cân, và tiểu đường tuýp II.
- Nhóm 2: Có liên quan đến những bệnh lý về phổi, điển hình đó là bị tắc nghẽn phổi mãn tính, hen suyễn… Những nhóm bệnh này khiến đường thở giảm khả năng vận chuyển, nhu động của các phần lông đường ho hấp, gây ứ đờm, ho hen… Từ đó, tạo nên môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh càng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn.
- Nhóm 3: Do mắc các bệnh lý về tim mạch, điển hình như suy tim, bệnh lý mạch vành…
Bệnh nền ảnh hưởng thế nào đến người bệnh?
Nhiều người băn khoăn ảnh hưởng của bệnh nền là gì, có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe.. Theo đó, bệnh nền sẽ khiến đề kháng, hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể suy giảm. điều này khiến cho các yếu tố bên ngoài dễ dàng tấn công và tác động đến cơ thể con người. Đặc biệt, những người mắc các bệnh lây truyền khác nhau có thể bị tăng mức độ nghiêm trọng hơn so với người khỏe mạnh.
Những nhóm Chuyển hóa – phổi – tim mạch đều là những bệnh lý nền, phải thường xuyên sử dụng thuốc. Người mắc bệnh lý nền nếu như ít vận động càng khiến cho sức đề kháng giảm, từ đó tạo điều kiện cho những tác nhân có hại bên ngoài tấn công vào cơ thể. Khi mà môi trường biến đổi nặng nề, khả năng lây nhiễm cao, khiến cho người mắc bệnh lý nền nguy kịch nhanh.
Khi cơ thể bị suy giảm đề kháng, đây chính là cơ hội của những tác nhân nguy hại bên ngoài xâm nhập, tấn công vào các tế bào dễ dàng hơn, nhân lên nhanh chóng, đặc biệt cơ quan dễ bị tổn thương hơn so với những người không mắc bệnh lý nền. Vậy nên, việc duy trì và sử dụng thuốc trong thời gian dài khi có bệnh nền cần phải nắm chắc quy trình, và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Những loại bệnh nền điển hình
Như đã đề cập ở trên, những người đã có sẵn những bệnh lý nền sẽ có nguy cơ cao tác động xấu đến sức khỏe hơn so với những người bình thường. Những bệnh nền điển hình hiện nay như:
Bệnh tim mạch
Nếu như bạn đang băn khoăn về bệnh nền là gì, bệnh lý tim mạch chính là một trong những bệnh nền điển hình. Theo đó, nếu như tim mạch có những dấu hiệu bất thường về huyết áp, nhiều cholesterol… không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn có thể khiến tâm lý người bệnh hoang mang, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
Đặc biệt, khi người bệnh đã mắc sẵn các bệnh lý nền, có thể càng gia tăng áp lực lên tim khi mắc thêm những bệnh lý khác. Đến khi cơ thể “chống cự kém” mắc bệnh lý nền tim mạch có thể bị biến chứng nặng, khiến cho việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.
Bệnh nền là gì? Bệnh hô hấp mạn tính
Các bệnh có liên quan đến đường hô hấp rất rộng, điển hình là những bệnh có liên quan đến phổi, đường phế quản, viêm xoang, hen suyễn… Bệnh dai dẳng, kéo dài, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, người bệnh càng trở nên mẫn cảm hơn. Những trường hợp trở nặng do tác động của những bệnh lý khác đến bệnh lý nền hô hấp có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong.
Tiểu đường
Như đã đề cập ở trên về bệnh nền là gì, bao gồm cả những bệnh có liên quan đến chuyển hóa. Người bị đái tháo đường không thể chuyển hóa được lượng đường trong cơ thể, khiến cho đường lưu thông trong máu gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây còn là điều kiện thuận lợi cho những loại vi khuẩn khác tấn công cơ thể.
Bệnh nền là gì? Bệnh thận
Những người bị bệnh thận mãn tính phải chấp nhận sống chung với bệnh, uống thuốc thường xuyên. Khi chức năng thận đã yếu, khả năng đào thải, bài tiết và vận chuyển trao đổi muối khoáng trong cơ thể rất kém. Vậy nên, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị để thuyên giảm bệnh, có cuộc sống tốt hơn.
Bệnh ung thư
Nhắc đến bệnh nền là gì, chắc chắn phải kể đến bệnh ung thư, bệnh xuất phát từ nhóm tế bào bất thường, tăng sinh không kiểm soát, đặc biệt có thể theo đường máu và hệ bạch huyết trong cơ thể tấn công vào những cơ quan khác.
Người mắc bệnh ung thư có nhiều phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật cắt bỏ nhóm tế bào… Tùy từng giai đoạn cũng như thể trạng, độ tuổi của bệnh nhân mà có phương pháp điều trị cho phù hợp. Đặc biệt, tiên lượng sống của ung thư ở giai đoạn cuối rất thấp, vậy nên thời gian phát hiện chính là mấu chốt để điều trị bệnh có khỏi hay không.
Các bệnh nền khác
Những bệnh nền có liên quan đến suy giảm hệ miễn dịch còn có HIV và các bệnh lý tâm thần. Khi “hàng rào bảo vệ” tự nhiên của cơ thể suy yếu sẽ khiến cho bệnh nhân không còn tỉnh táo, phản ứng kém với tác nhân gây bệnh, khiến bệnh càng ngày biến chứng nặng nề hơn.
Những biện pháp phòng tránh bệnh nền là gì?
Qua những thông tin trên, bạn đã hiểu bệnh nền là gì, mỗi loại bệnh nền lại được các bác sĩ áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau. Tuy nhiên, có một điều bạn cần hiểu rằng, người bệnh sẽ sống chung với các bệnh lý nền suốt đời và phụ thuộc vào thuốc. Vậy nên, biện pháp tốt nhất đó chính là phòng tránh bệnh nền. Những điều cơ bản bạn có thể thực hiện như:
Ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Đầu tiên, để luôn đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, bạn cần xây dựng cho mình những thói quen tốt cho sức khỏe. Trong đó, nên thực hiện chế độ ăn đủ dinh dưỡng, nhiều rau xanh và chất xơ, những thức ăn có lợi cho các cơ quan. Trong đó, nên hạn chế thức ăn quá nhiều đường, muối, dầu mỡ, đồ ăn sẵn… đây là những thực phẩm nguy hại đến sức khỏe, ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan.
Rèn luyện sức khỏe
Nên thực hiện rèn luyện cơ thể thường xuyên để có được một cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện. Cơ bắp, hệ xương và các cơ quan thường xuyên được rèn luyện sẽ khỏe mạnh hơn, tăng cường đề kháng để chống lại những tác nhân nguy hại tấn công.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh bạch tạng – Dấu hiệu nhận biết và giải pháp kiểm soát
- Ung thư tụy có nguy hiểm không và những điều cần biết
Khám bệnh định kỳ
Việc thăm khám thường xuyên để biết bệnh nền là gì, cách phòng tránh. Đồng thời phát hiện sớm và phòng ngừa. Khi các bệnh lý nền phát hiện sớm sẽ nâng cao khả năng chữa khỏi bệnh. Như vậy, những thông tin trên đã tổng hợp về bệnh nền là gì, cách phòng tránh hiệu quả. Hãy luôn chăm sóc cơ thể khỏe mạnh để chống chọi lại tác nhân nguy hiểm đến cơ thể.