Người bị sỏi thận uống gì cho hết là câu hỏi của rất nhiều người. Việc bổ sung nước uống đúng cách không những giúp đào thải sỏi thận ra ngoài mà còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên không phải loại nước uống nào cũng tốt cho quá trình điều trị. Dưới đây là những thức uống được đánh giá là có khả năng hòa tan sỏi rất tốt.
Bị sỏi thận uống gì hết?
Một trong những nguyên nhân gây ra sỏi thận là do cơ thể bị thiếu nước. Khi đó, thận phải hoạt động quá tải, các chất cặn bã và độc hại không được đào thải ra ngoài sẽ lắng đọng và tích tụ trong thận. Lâu ngày hình thành nên các viên sỏi, với kích thước to nhỏ khác nhau.
Tham khảo thêm:
- 8 triệu chứng sỏi thận bạn không thể bỏ qua để điều trị kịp thời
- 9+ Cách chữa trị sỏi thận tại nhà không cần dùng thuốc, hiệu quả
- Bệnh sỏi thận nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi bệnh?
Do đó, việc bổ sung nước uống thường xuyên là cách làm hữu hiệu để tăng khả năng đào thải của thận, thu nhỏ kích thước các viên sỏi và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm mà suy thận gây ra. Vậy người bị sỏi thận uống nước gì để nhanh chóng hết bệnh? Hãy cùng tìm dưới đây.
Nước lọc
Nếu chưa biết bị sỏi thận uống gì cho hết, thì nước lọc chính là một sự lựa chọn hoàn hảo cho người bệnh. Thực tế cơ thể người có tới 80% là nước, hầu như các hoạt động của cơ thể đều có sự tham gia và góp mặt của nước. Do đó, bổ sung nước thường xuyên sẽ giúp thận có khả năng phân hủy các chất cặn bã và đẩy nhanh quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Ngoài ra, nước uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lắng đọng của canxi và các axit uric trong cơ thể. Từ đó giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ xuất hiện sỏi thận.
Vậy người bị sỏi thận nên bổ sung nước lọc thế nào cho đúng? Việc bổ sung nước quá nhiều hoặc không đúng cách chẳng những không mang lại lợi ích cho quá trình điều trị mà còn tăng gánh nặng cho thận và khiến cơ quan này bị suy giảm chức năng do phải hoạt động hết công suất.
Một số nguyên tắc khi bổ sung nước lọc để giảm thiểu nguy cơ bị sỏi thận là:
- Trẻ nhỏ nên bổ sung từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Trong khi đó, người lớn cần từ 2- 2,5 lít.
- Uống nước thành nhiều lần trong ngày, ngay cả khi bạn không thấy khát.
- Tuyệt đối không uống sát bữa ăn hoặc đang ăn. Vì điều đó có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm đau dạ dày.
- Mỗi lần chỉ nên uống một lượng vừa phải, tránh gây áp lực cho bàng quang và thận.
- Tránh uống nhiều nước vào buổi tối khi đi ngủ. Vì điều này sẽ gây tiểu nhiều vào ban đêm, khiến giấc ngủ bị rối loạn.
- Nên bổ sung một ly nước ấm vào buổi sáng để thanh lọc cơ thể, đào thải bớt độc tố trong thận.
- Người bệnh nên đun sôi nước lọc trước khi uống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Nước ép cần tây
Nước ép cần tây cũng là một gợi ý hoàn hảo cho những ai chưa biết bị sỏi thận uống gì cho hết. Loại nước uống này có chứa một hàm lượng khoáng chất dồi dào, có tác dụng lợi tiểu, bào mòn sỏi thận rất tốt. Không những thế, nước ép cần tây còn có khả năng đào thải độc tố và các chất lắng cặn tại thận, giúp cơ quan này hoạt động tốt hơn.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, trong cần tây có chứa hoạt chất Poly-acetylene, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Nhờ vậy, loại nước uống này có thể giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu khá tốt.
Cách dùng nước ép cần tây để điều trị sỏi thận như sau:
- Chuẩn bị 500g rau cần tây, 1 quả chanh tươi, 1 thìa mật ong nguyên chất.
- Cần tây sau khi rửa sạch thì cắt khúc, xay nhuyễn với 1 ly nước lọc.
- Đổ nước ép hành tây ra cốc rồi cho thêm nước cốt chanh và mật ong vào khuấy đều.
- Uống trực tiếp hoặc cho vài viên đá lạnh để kích thích vị giác.
- Mỗi ngày người bệnh chỉ nên uống từ 1-2 ly nước ép cần tây. Và không dùng cho các trường hợp bị huyết áp thấp, thể trạng yếu, đang mang thai 3 tháng đầu.
Bị sỏi thận uống gì cho hết? Nước râu ngô
Loại nước uống tốt cho người sỏi thận tiếp theo mà chúng tôi đề cập đến chính là nước râu ngô.Theo y học cổ truyền, loại nước uống này có tác dụng thanh nhiệt, giải trừ tiểu buốt, tiểu rắt rất tốt. Sử dụng nước uống râu ngô thường xuyên sẽ giúp làm sạch các chất cặn bã cùng vi khuẩn trong thận rất tốt.
Ngoài ra trong nước râu ngô còn chứa các loại vitamin có khả năng đào thải axit uric rất tốt. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh gout, đối tượng dễ bị sỏi thận.
Cách dùng nước râu ngô tốt cho người sỏi thận như sau:
- Chuẩn bị 100g râu ngô già, rửa sạch để loại bỏ tạp chất.
- Cho râu ngôi vào đun sôi với nước, sau đó bắc ra để nguội.
- Uống nước râu ngô thay trà hàng ngày, tốt nhất là nên uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng.
Bệnh sỏi thận uống gì hết? Cây râu mèo
Nếu vẫn chưa biết bị sỏi thận uống gì cho hết thì nước cây râu mèo là câu trả lời mà người bệnh không nên bỏ qua. Loại nước uống này có tác dụng chính là lợi tiểu. Nhờ đó giảm thiểu tối đa tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt do sỏi thận. Ngoài ra, nước râu mèo còn có khả năng đào thải một số cặn bã trong cầu thận, giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi.
Người bị sỏi thận nên sử dụng nước uống râu mèo để khắc phục tình trạng sưng đau và bảo vệ thận một cách tốt nhất.
Cách làm nước cây râu mèo cho người bị sỏi thận, sỏi mật như sau:
- Lấy 30-50g cây râu mèo, rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ cát bụi.
- Cắt cây râu mèo thành từng đoạn nhỏ rồi cho vào ấm đun sôi khoảng 15 phút với 500ml nước.
- Chắt nước râu mèo uống làm 3 lần trong ngày, uống sau bữa ăn khoảng 30 phút.
- Uống liên tục sau 8 ngày thì ngừng. Sau 2-4 ngày nghỉ thì lại tiếp tục uống đợt mới.
Bị sỏi thận uống gì cho hết? Nước dứa
Bị sỏi thận có ăn được dứa không là câu hỏi của rất nhiều người. Theo các chuyên gia, nước dứa chứa nhiều axit citric có khả năng ngăn chặn sự tích tụ của các cặn bã và tinh thể tại thận. Do đó uống nước dứa chính là câu trả lời tiếp theo cho những ai chưa biết bị sỏi thận uống gì cho hết.
Bởi loại quả này chứa rất nhiều vitamin B, C và các enzym kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ quá trình tiêu diệt vi khuẩn và ngừa biến chứng của suy thận.
Cách sử dụng nước dứa chữa sỏi thận như sau:
- Lấy 1 quả dứa chín, đem gọt vỏ, khoét lỗ ở lõi.
- Cho 0,3 g phèn chua vào trong quá dứa, đem hấp cách thủy khoảng 30 phút.
- Bỏ dứa ra đem xay lấy nước, rồi chia làm 2 phần bằng nhau.
- Một phần uống ăn sáng và một phần uống trước khi đi ngủ tối.
- Nên thực hiện liên tục trong 7 ngày để các triệu chứng của sỏi thận được cải thiện rõ ràng.
Bị sỏi thận uống gì cho hết? Cây rau ngổ
Bị sỏi thận uống gì cho hết? Rau ngổ từ lâu đã nổi tiếng với tác dụng trị sỏi thận nhờ khả năng kích thích tiểu tiện để đẩy sỏi ra ngoài. Ngoài ra thảo dược này còn có tác dụng giảm hoạt động co thắt cơ trơn ở đường tiết niệu, giúp người bệnh giảm đau, bớt sưng rất tốt.
Cách làm nước cây rau ngổ tốt cho người sỏi thận như sau:
- Chuẩn bị 50g rau ngổ, rửa sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn với muối hạt.
- Đổ hỗn hợp ra một miếng vải mỏng, vắt lấy nước cốt, rồi uống làm 2 lần trong ngày.
- Nên dùng nước cây rau ngổ liên tục trong 7 ngày để đạt được kết quả tốt nhất.
Sỏi thận uống kim tiền thảo
Kim tiền thảo có chứa rất nhiều hoạt chất sinh học tự nhiên, có khả năng kiềm nước, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận. Một số nghiên cứu khoa học còn chỉ ra tác dụng kích thích bài tiết citrate niệu, khống chế nguy cơ hình thành sỏi mới.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau đầu – Lý giải nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị
- Cách dễ ngủ hữu hiệu, phương pháp dễ làm hiệu quả nhất
Cách làm nước kim tiền thảo chữa sỏi thận như sau:
- Chuẩn bị 30g kim tiền thảo, hạt mã đề, nước dừa, kim ngân hoa.
- Đem các nguyên liệu trên sắc thành thuốc, uống hết trong ngày để điều trị sỏi và các bệnh đường tiết niệu.
Những thức uống không tốt cho người sỏi thận
Bên cạnh những đồ uống có lợi, bệnh nhân sỏi thận cũng cần kiêng kị một số đồ uống dưới đây để các triệu chứng của bệnh không trầm trọng hơn.
Một số đồ uống cần hạn chế như:
- Đồ uống có gas.
- Cà phê.
- Nước chè đặc.
- Nước ngọt đóng chai.
- Rượu, bia, đồ uống có cồn.
Có nhiều nguyên liệu thảo dược chiết thành nước uống rất tốt cho người sỏi thận. Tuy nhiên, phương pháp này không thể giúp “xóa sổ” sỏi thận một cách vĩnh viễn. Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng các loại nước uống có thể giúp điều trị sỏi thận. Chúng chỉ có thể giúp làm thuyên giảm các triệu chứng như đau quặn thân, đau vùng thắt lưng, đau vùng niệu đạo, tiểu buốt, tiểu rắt,…