Tùy vào khu vực mắc bệnh mà biến chứng bệnh zona thần kinh có thể khác nhau, bao gồm tổn thương: mất thị lực, mất thính giác, đau tai, viêm não, viêm phổi,… Việc điều trị sớm và tích cực nay khi phát hiện giúp ngăn ngừa biến chứng đáng tiếc của bệnh có thể xảy ra.
1. Hiểu thế nào về bệnh Zona thần kinh?
Zona thần kinh thường xuất hiện và có thể gây bùng dịch ở khoảng mùa xuân do đây là thời điểm thuận lợi cho virus tái hoạt động và gây bệnh. Virus zona thần kinh thuộc loại Virus Herpes gây ra, cũng là nguyên nhân gây bệnh thủy đậu.
Xem thêm:
- 7 cách trị zona thần kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh
- Zona thần kinh có lây không và làm gì để ngăn ngừa bệnh hiệu quả?
- Bệnh Zona thần kinh kiêng gì để nhanh khỏi hạn chế sẹo?
Triệu chứng zona thần kinh thường không kéo dài, thường là tình trạng đau đớn, phát ban đỏ rát kèm mọc mụn nước dọc theo dây thần kinh. Sau khi điều trị từ 2 – 3 tuần, bệnh sẽ tự khỏi và thường không để lại biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên ở đối tượng sức khỏe yếu hoặc chủ quan trong phòng ngừa, điều trị bệnh, zona thần kinh cũng có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: mất thị lực, mất thính giác, viêm gan, viêm thận, viêm não,…
Nói chung tùy vào sức khỏe và tình trạng nhiễm bệnh, zona thần kinh có thể kéo dài hoặc ít hơn 2 – 3 tuần. Nếu triệu chứng bệnh không biến mất sau 1 tháng, đặc biệt còn nặng hơn thì bệnh nhân nên sớm tới cơ sở tế để được khám và tư vấn.
2. Biến chứng bệnh zona thần kinh có thể gặp phải
Một số biến chứng mà bệnh zona thần kinh có thể gây ra và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của bệnh nhân như:
2.1. Biến chứng ở mắt: Suy giảm thị lực, mất thị lực,…
Zona thần kinh xuất hiện trên mặt khá phổ biến, theo thông kê có tới 10 – 25% trường hợp bệnh nhân gặp phải. Dây thần kinh mắt bị virus ảnh hưởng tác động rất nhạy cảm, có nguy cơ gây biến chứng cao.
Virus có thể gây tổn thương mắt và giác mạc nghiêm trọng, gây triệu chứng viêm mắt, đỏ mắt kéo dài, có thể chỉ bị trong mắt hoặc ảnh hưởng đến cả các vùng da xung quanh. Để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng khi virus gây tổn thương sâu, bệnh nhân cần kết hợp điều trị kháng virus với thuốc nhỏ mắt. Đồng thời kiểm tra thị lực và theo dõi phản ứng mắt thường xuyên.
2.2. Biến chứng đau dây thần kinh sau Zona
Biến chứng này xuất hiện ở khoảng 5 – 20% người bệnh zona thần kinh, nó gây tình trạng đau đớn ở mức độ trung bình và nặng kéo dài ngay cả khi phát ban, viêm rộp đã được giải quyết. Các dây thần kinh bị tấn công chưa kịp phục hồi mà vẫn trong tình trạng viêm, hậu quả là xảy ra hiện tượng truyền dẫn bất thường các xung thần kinh.
Đau dây thần kinh sau zona thường xuất hiện những cơn đau cục bộ liên tục, kèm theo đó là cảm giác ngứa ran, tê nhức khó chịu. Triệu chứng này có thể kéo dài nhiều tháng đến hàng năm ở tùy tình trạng của người bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh hủi là gì? Nguyên nhân gây bệnh và những biến chứng
- Bệnh vảy nến – Nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả
Biến chứng đau dây thần kinh sau zona nếu không điều trị sớm có thể gây rối loạn hoạt động thần kinh, ảnh hưởng đến thính lực.
2.3. Hội chứng Ramsay Hunt
Hội chứng này là biến chứng nặng của bệnh zona thần kinh, khi bệnh nhân bị liệt dây thần kinh mặt ngoại biên. Lúc này các mụn nước, ban đỏ có thể xuất hiện ở cả tai và miệng, dẫn tới biến chứng đau tai trầm trọng, tê liệt mặt, mất thính giác.
Hầu hết trường hợp mắc hội chứng Ramsay Hunt sẽ giảm dần và biến mất khi tình trạng viêm đau dây thần kinh được cải thiện. Tuy nhiên cần điều trị tích cực và phòng ngừa tránh gây ra tổn thương vĩnh viễn cho các cơ quan.
2.4. Biến chứng khác
Zona thần kinh có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn khi chúng xâm nhập và gây hại ở các cơ quan bên trong cơ thể. Trong phổi, virus zona có thể gây viêm phổi. Tương tự bệnh nhân cũng có nguy cơ bị viêm gan, viêm màng não, viêm não, là biến chứng nặng cấp tính cần điều trị khẩn cấp để tránh đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Nhìn chung biến chứng zona thần kinh không thường gặp, bệnh sẽ diễn biến lành tính và tự khỏi sau vài tuần. Tuy nhiên nếu chẳng may gặp phải, bệnh nhân cần điều trị sớm tại cơ sở y tế để giảm đau đớn, khó chịu cũng như giảm mức độ nguy hiểm của bệnh.
3. Ai có nguy cơ bị biến chứng zona thần kinh?
Bất cứ bệnh nhân nào nếu lơ là trong điều trị bệnh, can thiệp y tế muộn cũng có thể gặp phải biến chứng zona thần kinh. Tuy nhiên tình trạng này thường gặp hơn ở những người có hệ miễn dịch kém, virus dễ phát triển gây hại không bị kiểm soát như:
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Đối tượng này không chỉ có sức khỏe yếu mà việc mắc bệnh còn có thể gây lây nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi và trẻ nhỏ.
Người bị HIV/AIDS và các căn bệnh suy giảm miễn dịch khác: Hệ miễn dịch suy yếu chính là cơ hội thuận lợi cho virus phát triển và gây hại.
Người bị ung thư, đang điều trị ung thư: Sự ảnh hưởng của hóa xạ trị nhằm tiêu diệt tế bào ung thư cũng khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, yếu ớt trước sự tấn công của virus zona thần kinh.
Người vừa ghép tạng hoặc đang ốm nặng: Nhân cơ hội khi sức đề kháng cơ thể chưa phục hồi, virus không bị kiềm chế dễ dàng gây bệnh và các biến chứng hơn.
Người cao tuổi: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa tuổi tác và nguy cơ biến chứng zona thần kinh. Càng cao tuổi, người bệnh càng dễ bị biến chứng zona và mức độ nặng hơn, đặc biệt là biến chứng đau dây thần kinh sau zona. Nguy cơ tái phát bệnh nặng hơn cũng thường gặp ở bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên.
Nhìn chung, biến chứng bệnh zona thần kinh thường ít gặp song nếu không may mắc phải, bệnh nhân không được can thiệp y tế sớm rất có thể bị suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng đến tính mạng. Điều trị zona thần kinh quan trọng là hạn chế thương tổn thêm trên da, chống bội nhiễm, tăng cường sức đề kháng cơ thể và giảm đau dây thần kinh.