Nhận biết sớm các biểu hiện của sùi mào gà và cách phòng ngừa

Hiện nay, sùi mào gà đang là hồi chuông báo động trong nhóm các bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục. Những biến chứng và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống cũng như vấn đề chăn gối khiến nhiều bệnh nhân lo lắng. Vì vậy, mỗi cá nhân nên thực hiện biện pháp phòng ngừa và sớm nhận biết các biểu hiện của sùi mào gà để tiến hành điều trị, tránh hậu quả đáng tiếc.

1. Sùi mào gà là bệnh gì

Tổng quan về bệnh

Bệnh sùi mào gà (Genital warts) có tên thường gọi là mồng gà, mụn cóc tình dục,… Đây được xem là một trong những bệnh lây truyền phổ biến qua đường tình dục. Hầu hết tất cả những người quan hệ tình dục đều có thể bị nhiễm Papillomavirus gây bệnh. 

Tham khảo thêm:

Biểu hiện cơ bản của sùi mào gà là những vết sưng có hình dạng giống súp lơ tại các mô vùng sinh dục. Trong một số trường hợp, vết sưng nhỏ khiến người bệnh khó phát hiện. Nên thực hiện thăm khám và tham khảo ý kiến chuyên gia để được tiến hành tiêm vắc xin phòng chống chủng HPV gây bệnh.

Nhận biết sớm các biểu hiện của sùi mào gà và cách phòng ngừa
Nhận biết sớm các biểu hiện của sùi mào gà và cách phòng ngừa

Bệnh lây truyền như thế nào

Theo kết quả từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), những người thực hiện quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm ít nhất một loại Virus gây nên sùi mào gà. Một số yếu tố tác động làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh như:

  • Tiến hành quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người.
  • Đối tượng đã hoặc đang nhiễm những bệnh lý có thể lây truyền qua đường tình dục.
  • Thực hiện quan hệ tình dục với người có nhiễm bệnh tình dục.
  • Quan hệ tình dục khi còn đang ở tuổi vị thành niên.

2. Những biểu hiện của sùi mào gà

Sau khi kết thúc thời gian ủ bệnh từ 3 tuần đến 9 tháng, bệnh thường hình thành một số triệu chứng sau:

  • Bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những nốt sần sùi với kích thước nhỏ, có màu hồng và nhô lên cao. Nốt trên có chân hoặc cuống, chúng thường mềm, khi ấn vào thấy xuất hiện máu và mũ.
  • Dấu hiệu của sùi mào gà rõ ràng hơn khi chúng lớn dần, mọc theo từng vùng, có hình khối giống mào gà hoặc rau súp lơ.
  • Theo thời gian, bệnh tiến triển nặng có thể dẫn đến tình trạng mọc theo vùng lớn, dễ chảy mủ và máu, gây mùi tanh, đau nhức vô cùng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt thường ngày cũng như vấn đề chăn gối.
  • Bệnh sùi mào gà khi xuất hiện ở nam giới thường gây nên triệu chứng tại thân dương vật hoặc bao quy đầu. Nếu không tiến hành điều trị sẽ dẫn đến lây lan nhanh chóng sang các vùng lân cận.
  • Với nữ giới, biểu hiện của sùi mào gà thường xuất hiện tại âm hộ, thành âm đạo, có thể lây nhiễm sang các cơ quan khác như: bộ phận sinh dục, hậu môn, tử cung,…

Sùi mào gà xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể
Sùi mào gà xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể

Qua đó có thể thấy, sùi mào gà là bệnh lý không khó để phát hiện thông qua các dấu hiệu, triệu chứng ban đầu. Tuy nhiên, tâm lý chủ quan và ngại đi khám nên nhiều đối tượng đã bỏ qua biểu hiện của sùi mào gà dẫn đến bệnh ngày một trầm trọng hơn, khó điều trị. Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo mỗi cá nhân nên thực hiện thăm khám khi xuất hiện biểu hiện của sùi mào gà, phát hiện sớm góp phần rút ngắn thời gian điều trị, mang lại hiệu quả điều trị cao.

3. Biện pháp phòng ngừa sùi mào gà

Quan hệ tình dục lành mạnh, có sử dụng bao cao su

Biện pháp sử dụng bao cao su khi tiến hành quan hệ tình dục mặc dù không đem lại hiệu quả 100% nhưng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Tiến hành tiêm phòng

Hiện nay, vắc xin Gardasil được dùng để chống lại một số chủng gây ung thư đã được áp dụng trong vấn đề ngăn ngừa bệnh sùi mào gà. Nên thực hiện tiêm theo chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn cao. Đối với nam giới có thể thực hiện tiêm đến 26 tuổi nếu có nhu cầu.

Khi thực hiện tiêm loại vắc xin này có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như: 

  • Đau nhức tại vị trí tiêm.
  • Xuất hiện hoa mắt, chóng mặt.
  • Sốt nhẹ, xuất hiện triệu chứng giống cảm thông thường.
  • Một số đối tượng có thể ngất xỉu sau khi tiêm.

Xây dựng đời sống lành mạnh

  • Thực hiện quan hệ tình dục an toàn, nếu có dấu hiệu nghi ngờ, nên sử dụng bao cao su.
  • Sau khi quan hệ tình dục, nên tiến hành vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  • Thăm khám phụ khoa định kỳ.
  • Tiến hành thăm khám nếu xuất hiện biểu hiện của sùi mào gà.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao phù hợp với sức khỏe.
  • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể.
  • Hạn chế tiếp xúc bề mặt da với người bệnh sùi mào gà.
  • Tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân như: khăn tắm, đồ lót,…

4. Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Các giai đoạn phát triển của sùi mào gà
Các giai đoạn phát triển của sùi mào gà

Có thể bạn quan tâm:

Phương pháp chẩn đoán 

  • Tiến hành thoa dung dịch Axit Axetic vào cơ quan sinh dục nhằm làm lộ rõ những nốt mồng gà nếu có. Sau đó chẩn đoán bệnh thông qua các kỹ thuật nội soi cổ tử cung.
  • Thực hiện các xét nghiệm PAP định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ là phương pháp chẩn đoán bệnh hiệu quả hiện nay. Quá trình soi trên kính hiển vi các mẫu tế bào nhỏ tại cổ tử cung giúp kết luận chính xác tình trạng bệnh.
  • Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên được khuyến cáo nên sử dụng các xét nghiệm HPV  nhằm phát hiện các tác nhân hình thành sùi mào gà.

Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho quý độc giả về biểu hiện của sùi mào gà và những vấn đề xoay quanh chúng. 

Tổng hợp: songdepmoingay.net

Bài viết gần đây