Chữa đau đầu bằng lá đinh lăng: mẹo hay dân gian hiệu quả

Chữa đau đầu bằng lá đinh lăng được nhắc đến là một bài thuốc dân gian hiệu quả. Nếu bạn bị đau đầu và đang muốn điều trị, hãy mua một ít đinh lăng về dùng hoặc xin một vài cây về tự trồng. Còn nếu trong vườn nhà bạn đã có sẵn cây “Nhân sâm Việt” này, hãy hái lá và làm theo cách mà chúng tôi sẽ chỉ dẫn cho bạn dưới đây nhé!

Vì sao lá đinh lăng được dùng để chữa đau đầu

Đinh lăng là cây thảo dược thân nhỏ, nhẵn, cao từ 0,8-1,5m. Lá có răng cưa, không đều, dài khoảng từ 20-40cm, có mùi thơm nhẹ. Cây đinh lăng có thể trồng ngoài vườn, cũng có thể trồng trong chậu, không đòi hỏi việc chăm sóc cầu kỳ. Cây phát triển nhanh, thông thường thì sau 18 tháng là có thể thu hoạch lần đầu. Tuy nhiên để đạt được giá trị chữa bệnh cao nhất thì nên thu hoạch khi cây đạt 3 năm tuổi.

Tham khảo thêm:

Thân, rễ và lá đinh lăng đều có thể dùng để bào chế thuốc. Nhưng lá là bộ phận được được sử dụng nhiều nhất. Vì lá đinh lăng phát triển nhanh và tần suất thu hoạch được nhiều hơn các bộ phận khác. Và trên hết là bài thuốc chữa đau đầu bằng lá đinh lăng dễ thực hiện. Nhưng nhờ đâu mà lá đinh lăng có công dụng tuyệt vời này? 

Chữa đau đầu bằng lá đinh lăng: mẹo hay dân gian hiệu quả
Chữa đau đầu bằng lá đinh lăng: mẹo hay dân gian hiệu quả

Khoa học đã chứng minh trong lá đinh lăng có rất nhiều các hợp chất. Mà đó toàn là các thành phần có lợi cho sức khỏe, có tác dụng hoạt hóa nhẹ và đồng bộ vỏ não:

  • Saponin Triterpen: tăng mức độ dẫn truyền thần kinh, có lợi cho hệ thần kinh trung ương, làm sạch các mạch máu, giảm thiểu lượng cholesterol.
  • Alcaloid: có tác dụng giảm đau, gây tê
  • Vitamin nhóm B: tác dụng tốt cho thần kinh, tim mạch và thị lực 
  • Glycosid: tăng co bóp tim, tăng lượng máu được di chuyển lên não bộ, hạn chế tình trạng thiếu máu não
  • Tanin: khử các gốc sinh học tự do, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thần kinh.
  • Ngoài ra còn các loại acid amin và các chất vi lượng: giúp tăng cường sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe.

Tổ hợp các hợp chất trên giúp lá đinh lăng có tác dụng an thần, tăng cường sức đề kháng và thông kinh lạc. Vì vậy, khi sử dụng, người dùng sẽ giảm cảm giác đau đầu, ngủ sâu và ngon giấc, tinh thần tỉnh táo, sảng khoái. Quan trọng hơn là sử dụng lá đinh lăng chữa đau đầu không chỉ hiệu quả mà còn an toàn, không gây phản ứng phụ. Người đau đầu ở thể nhẹ hay người đau đầu mãn tính đều có thể sử dụng.

Ngoài ra, bên cạnh tác dụng chữa đau đầu, người dùng cũng có thể sử dụng lá đinh lăng để phòng ngừa và điều trị một số bệnh lý khác. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ chỉ tập trung vào công dụng điều trị đau đầu của lá đinh lăng.

Bài thuốc chữa đau đầu bằng lá đinh lăng

Lá đinh lăng không chỉ là một dược liệu mà đó còn là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tạo được cảm giác ngon miệng. Chính vì thế nên khi điều trị chữa đau đầu bằng lá đinh lăng, con người không chỉ bài chế thành thuốc đắp, thuốc uống mà còn sáng tạo ra những món ăn ngon bổ dưỡng. Sau đây chúng ta cùng sơ lược lại các phương pháp dùng lá đinh lăng chữa đau đầu phổ biến, ít tốn kém và còn phù hợp với nhiều đối tượng.

Bài thuốc qua món ăn

Lá đinh lăng vừa có thể sử dụng làm món rau chính vừa có thể dùng như một loại gia vị giúp các món ăn trở lên ngon đậm đà. Nếu dùng đinh lăng như món rau, bạn có thể phi tỏi thơm và xào không hoặc xào cùng thịt bò. Còn nếu sử dụng như một loại gia vị, các món ăn chế biến kèm lá đinh lăng rất đa dạng, ngon miệng, ngon mắt khiến mọi người không thể bỏ qua:

  • Rau ăn kèm: Gỏi lá đinh lăng, gỏi cá, nem. chả giò lá đinh lăng, gân bò lá đinh lăng
  • Món canh: Canh lá đinh lăng hầm sườn non, canh lá đinh lăng nấu tôm, canh đinh lăng đậu hủ
  • Món kho: Cá kho lá đinh lăng
  • Món hấp: Cá chuối hấp lá gừng, lá đinh lăng
  • Món khác: Cháo lá đinh lăng, bánh lá đinh lăng, trứng rán lá đinh lăng

Với những bạn sợ hoặc không thích uống thuốc thì đây chính là một giải pháp tuyệt vời. Những món ăn kể trên sẽ không chỉ thỏa mãn được đam mê ẩm thực Việt mà còn có thể chữa đau đầu bằng lá đinh lăng vô cùng hiệu quả.

Bài thuốc qua món ăn
Bài thuốc qua món ăn

Bài thuốc đắp

Bài thuốc đắp là cách sử dụng trực tiếp lá đinh lăng đắp lên vùng đầu. Cách này vừa dùng để điều trị cơn đau đầu ngay lập tức, vừa để duy trì trạng thái an thần ngủ ngon. Tùy từng mục đích, bạn có thể chọn lựa một trong hai cách sau:

  • Đắp lá đinh lăng: Sao lá đinh lăng, cho thêm chút muối. Sau đó cho vào khăn sạch, đảm bảo có độ ấm vừa đủ, không gây bỏng. Nằm thư giãn, gối đầu lên khăn chứa lá đinh lăng trong khoảng nửa tiếng đồng hồ. Ngày áp dụng một lần, sau vài ngày cảm giác đau đầu sẽ thuyên giảm.
  • Làm gối lá đinh lăng: Lá đinh lăng rửa sạch, phơi trong bóng râm đến khi lá khô đi nhưng vẫn dẻo và không bị giòn. Sau đó mới đem sao cho đến khi lá ngả vàng. Cuối cùng là trộn lá đinh lăng với bông gòn theo tỷ lệ 1:2, rồi nhét vào vỏ gối. 

Bài thuốc sắc uống

Đông y xưa đã nghiên cứu được các bài thuốc chữa đau đầu bằng lá đinh lăng kết hợp với một số thảo dược khác. Các bài thuốc này cầu kỳ hơn, tốn kém thời gian hơn, nhưng hiệu quả mang lại thì nhanh và lâu dài hơn.

  • Đối với người đau đầu thể nhẹ kèm mất ngủ: Lá đinh lăng khô, tam diệp, cỏ mực, rau má, lá vông, mỗi loại 20g; hoàng liên, bạch linh, hoàng bá, mỗi loại 10g; riêng trinh nữ 16g. Đổ 700ml nước vào sắc cho đến khi còn khoảng 300ml nước thuốc. Mỗi lần uống 150ml, một lần vào buổi sáng, một lần trước khi đi ngủ.
  • Đối với người đau đầu và mất ngủ mãn tính: 24g lá đinh lăng khô, 20g tam điệp, 20g lá vông, 15g liên nhục và 12g tâm sen. Sắc cùng 700ml nước lấy 300ml thuốc. Chia làm 2 lần uống trong 10 ngày liên tục rồi dừng 3 ngày. Nếu chưa thấy hiệu quả thì tiếp tục lặp lại cho đến khi tình trạng được cải thiện.

Chữa đau đầu bằng lá đinh lăng là một phương pháp đông y – Không mạng lại hiệu quả tức thì nhưng có tính lâu dài và an toàn. Vì vậy, khi áp dụng các bài thuốc này, người bệnh phải kiên trì và thấu hiểu tình trạng bệnh của mình để cảm nhận được những chuyển biến một cách rõ ràng.

Chữa đau đầu bằng lá đinh lăng phải lưu ý những gì?

Lá đinh lăng là một dược liệu an toàn nếu như người sử dụng biết dùng đúng cách và đúng liều lượng. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc này, nhẹ thì dùng lâu mà không có hiệu quả, nặng thì người bệnh sẽ bị các biểu hiện như chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, thậm chí có thể ngất xỉu. Vậy nên, người dùng không nên chủ quan và đọc kỹ các lưu ý sau trước khi sử dụng:

Lưu ý về cách sử dụng lá đinh lăng

Dưới đây là một số lưu ý về việc sử dụng là đinh lăng chữa đau đầu:

  • Sử dụng lá đinh lăng có nguồn gốc rõ ràng. Với những người không có chuyên môn sâu, việc xác định một nắm lá khô có chính xác là lá đinh lăng hay không rất khó. Và cho dù có chuẩn xác là lá đinh lăng cũng tiềm ẩn nguy cơ. Liệu lá đinh lăng đó có còn tồn dư hàm lượng thuốc kích thích hay thuốc trừ sâu. Vậy nên có một nguồn cung ứng uy tín là yếu tố tiên phong tạo nên hiệu quả của phương pháp chữa đau đầu bằng lá đinh lăng.
  • Sử dụng đúng bài thuốc, đúng liều lượng, đúng cách. Ngoài chữa đau đầu, lá đinh lăng còn có rất nhiều công dụng khác. Ví dụ như: Chữa dị ứng da, ho, tắc tia sữa…. Vì thế nên mỗi lượng dùng, mỗi sự kết hợp sẽ mang đến một công dụng khác nhau. Do đó hãy sử dụng công thức đúng để điều trị chứng đau đầu.
  • Nên chọn lá của các cây đinh lăng có tuổi đời từ 3 năm trở lên. Hàm lượng các hợp chất trong lá ở giai đoạn này đạt độ hoàn hảo nhất. VÌ thế sẽ mang lại hiệu quả cao nhất.
  • Khi dùng lá đinh lăng chế biến món ăn, bạn hãy đảm bảo rằng một người không nạp quá 200g trong một ngày.
  • Chỉ sử dụng gối lá đinh lăng tối đa 6 tháng, sau đó nên thay bỏ.

Một người không nên sử dụng lá đinh lăng tươi quá 200g một ngày
Một người không nên sử dụng lá đinh lăng tươi quá 200g một ngày

Có thể bạn quan tâm:

Lưu ý về đối tượng có thể chữa đau đầu bằng lá đinh lăng

Nếu sử dụng đúng cách, hầu hết mọi người đều có thể chữa đau đầu bằng lá đinh lăng. Tuy nhiên, có hai đối tượng sau không nên dùng lá đinh lăng:

  • Người dị ứng với bất kì thành phần nào của lá đinh lăng: Do cơ địa, bản thân một số người có dị ứng bẩm sinh với một số chất. Nếu bạn là người dễ bị dị ứng, nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá đinh lăng
  • Phụ nữ mang thai: Lá đinh lăng có hàm lượng Saponin rất cao, có thể gây ra tình trạng chóng mặt, buồn nôn, hoa mắt. Mà phụ nữ mang thai, cơ địa vốn dĩ đã dễ mệt mỏi nên cần hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, sau khi sinh, phụ nữ lại có thể sử dụng lá đinh lăng để lợi sữa. Ngoài ra, phụ nữ mang thai cũng nên tìm hiểu thực đơn những món nên ăn cho bà bầu bị đau đầu để có thể thiết lập chế độ ăn hợp lý, an toàn nhất

Chữa đau đầu bằng lá đinh lăng là bài thuốc đã được ông cha ta truyền lại từ thời xa xưa. Và cho đến hiện tại, đó vẫn là bài thuốc hiệu quả, an toàn và được nhiều người sử dụng. Nếu bạn bị đau đầu nhưng việc điều trị cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có kết quả như ý, hãy thử sử dụng các bài thuốc chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Tuy nhiên, để tránh những tác dụng ngoài ý muốn, các bạn hãy thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín và nghe tư vấn của bác sĩ nhé!

 

Bài viết gần đây