Sùi mào gà (hay còn gọi với tên bệnh mồng gà hoặc mụn cóc sinh dục) là bệnh vùng kín có thể gặp ở các nam và nữ. Với khả năng lây lan nhanh và mạnh, sùi mào gà nhanh chóng trở thành một trong những bệnh xã hội phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, điều may mắn là virus gây bệnh có thể được kiểm soát thông qua các biện pháp phòng ngừa an toàn, đúng cách. Qua bài viết này, hãy cùng chúng tôi giải mã câu hỏi “sùi mào gà lây qua đường nào” và tìm ra 5 cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
I. Mắc bệnh sùi mào gà do đâu?
Nguyên nhân gây ra bệnh sùi mào gà là do virus HPV (Human papillomavirus). Hiện nay, có hơn 170 type HPV khác nhau trong đó có khoảng 40 type gây bệnh ở bộ phận sinh dục. Các type khác nhau sẽ gây bệnh ở các vùng da, niêm mạc khác nhau. Trong đó, đối với người mắc bệnh sùi mào gà, hơn 90% nguyên nhân là do HPV-6 và HPV-11.
Tham khảo thêm:
- Sùi mào gà kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi?
- Phân biệt bệnh sùi mào gà ở miệng và nhiệt miệng để phòng tránh
- Nhận biết sớm các biểu hiện của sùi mào gà và cách phòng ngừa
II. Sùi mào gà lây qua đường nào?
Virus HPV gây ra bệnh sùi mào gà rất dễ lây thông qua nhiều con đường khác nhau sau đây.
1. Quan hệ tình dục không an toàn
Theo các số liệu thống kê, đây là con đường lây bệnh sùi mào gà chủ yếu hiện nay. Bộ phận sinh dục ẩm ướt, là môi trường thuận lợi để virus sinh sôi và phát triển nhanh chóng.
Việc quan hệ tình dục không an toàn, không sử dụng bao cao su, quan hệ với nhiều người sẽ làm tăng cao tỷ lệ mắc bệnh, khó khăn trong việc kiểm soát và xác định nguồn lây nhiễm. Tuy nhiên, virus HPV vẫn có thể lây truyền dù bạn có sử dụng bao su, do bao cao su không bao phủ được tất cả khu vực sinh dục.
Nhiều người quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn sẽ dẫn đến tình trạng bị sùi mào gà ở miệng, hậu môn. Các nốt sần sùi quanh miệng, mặt sẽ khiến bạn cảm thấy e ngại, thiếu tự tin khi giao tiếp.
2. Tiếp xúc qua đường máu
Người mắc bệnh sùi mào gà có thời gian ủ bệnh rất lâu. Vì thế, trong giai đoạn đầu người bệnh sẽ không có biểu hiện bất thường nào. Lúc này, nếu vô tình nhận máu hoặc chạm vào vết thương hở trên vùng da người mặc sùi mào gà thì chúng ta có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
3. Sử dụng chung đồ các nhân với người bị nhiễm HPV
Sử dụng chung bàn chải đánh răng, khăn mặt, dao cạo râu, quần áo,… với người mắc sùi mào gà cũng là con đường gián tiếp khiến lây lan bệnh sùi mào gà. Do vậy, mọi người cần giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh, sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
4. Lây truyền từ mẹ sang con
Mẹ mắc sùi mào gà khi mang thai sẽ làm gia tăng tỷ lệ nhiễm bệnh cho con. Vì vậy, đối với phụ nữ mắc sùi mào gà nên:
- Điều trị dứt điểm bệnh trước khi có ý định sinh con.
- Nếu không may mắc bệnh trong quá trình mang thai, cần thăm khám bác sĩ kịp thời để đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế đến mức tối đa nguy cơ mắc bệnh cho bé.
- Lựa chọn phương pháp sinh mổ để tránh lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con. Đối với phương pháp sinh thường, khi trẻ tiếp xúc với âm đạo của người mẹ sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh sùi mào gà cho trẻ.
III. Đối tượng dễ bị bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà gặp ở cả nam và nữ. Một số đối tượng có tỷ lệ nhiễm bệnh cao mà bạn biết đó là:
1. Đối tượng có quan hệ tình dục không an toàn
Đó là những người có mối quan hệ tình dục với nhiều người, không thực hiện các biện pháp phòng tránh an toàn. Họ sẽ có nguy cơ cao nhiễm các bệnh lý xã hội trong đó có sùi mào gà. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao lây truyền bệnh ra cộng đồng.
2. Nhân viên y tế và người chăm sóc bệnh nhân
Bác sĩ, người thân thường xuyên chăm sóc cho người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị phơi nhiễm với virus HPV. Vì vậy, mọi người cần chú ý trang bị đồ bảo hộ, sử dụng các dụng cụ chuyên dụng vừa chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân, vừa đảm bảo an toàn đến sức khỏe của chính bản thân.
3. Đối tượng không có hiểu biết về bệnh sùi mào gà
Nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng, bệnh sùi mào gà chỉ lây nhiễm qua đường tình dục, điều đó là hoàn toàn sai lầm. Sùi mào gà có nhiều con đường lây lan khác nhau và có thể gặp ở mọi đối tượng. Do vậy, việc trang bị những hiểu biết nhất định về loại bệnh xã hội này sẽ giúp mọi người phòng tránh tốt hơn.
IV. 5 cách phòng ngừa bệnh sùi mào gà
1. Tiêm vacxin phòng HPV
Hiện nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh sùi mào gà. Do đó, việc tiêm vacxin phòng ngừa HPV sẽ giúp phòng bệnh sùi mào gà và nhiều bệnh lý khác như: ung thư cổ tử cung, u nhú bộ phận sinh dục,…. Vacxin phòng HPV được khuyến cáo tiêm cho đối tượng là nữ giới trong độ tuổi từ 9-26 tuổi, bao gồm cả những trường hợp đã quan hệ tình dục. Vacxin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm, các chị em tiêm càng sớm càng tốt. Lịch tiêm vacxin gồm 3 mũi:
- Mũi 1: ngày tiêm mũi đầu tiên
- Mũi 2: sau 2 tháng tiêm mũi đầu tiên
- Mũi 3: sau 6 tháng tiêm mũi đầu tiên
Đối với phụ nữ có thai, chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc tiêm vacxin phòng HPV. Vì vậy, chị em cần tránh mang thai trong quá trình tiêm vacxin HPV
Có thể bạn quan tâm:
- Sỏi thận – Những điều cần lưu ý và biện pháp phòng ngừa
- Đau đầu – Lý giải nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị
2. Quan hệ tình dục lành mạnh
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp bạn hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh lý xã hội nói chung.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi, không quan hệ với nhiều người, nên chung thủy một vợ một chồng.
- Không nên quan hệ bằng đường miệng hoặc hậu môn để hạn chế nguy cơ nhiễm các căn bệnh tình dục.
- Sử dụng dầu bôi trơn đúng cách giúp ngăn ngừa tình trạng rách, thủng bao cao su trong khi quan hệ.
Không quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ với quá nhiều người sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh sùi mào gà.
3. Vệ sinh vùng kín hằng ngày và sau mỗi lần quan hệ tình dục
Việc vệ sinh vùng kín bằng các sản phẩm kháng khuẩn phù hợp giúp ngăn chặn tối đa nguy cơ nhiễm các bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục. Một sản phẩm phù vệ sinh hiệu quả cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây:
- Khả năng sát khuẩn nhanh và mạnh.
- Không gây kích ứng, gây đau xót cho vùng kín.
- An toàn, phù hợp cho cả nam và nữ.
4. Chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý
Khi sống cùng với người mắc bệnh sùi mào gà, bạn cần lưu ý:
- Để riêng, sắp xếp gọn gàng đồ dùng sinh hoạt cá nhân, không để chung với người bệnh.
- Thường xuyên giặt giũ chăn, màn, ga, vỏ gối,….
- Không dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng với người bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh, trong quá trình vệ sinh chăm sóc cần trang bị đồ bảo hộ thích hợp.
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhằm tăng cường sức đề kháng. Không nên sử dụng các chất có hại cho cơ thể như: rượu, bia, thuốc lá,….
5. Thăm khám bác sĩ định kỳ
Việc thăm khám các cơ sở y tế định kỳ giúp bạn:
- Theo dõi sức khỏe thường xuyên của bản thân.
- Tầm soát và phòng ngừa được các bệnh lý phụ khoa, trong đó có bệnh lý sùi mào gà.
- Phát hiện và xử trí kịp thời nếu có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào.
Bạn nên khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Trên đây là những kiến thức cần thiết nhất liên quan đến bệnh lý sùi mào gà. Việc trang bị những hiểu biết nhất định này sẽ giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả.