Viêm amidan hốc mủ là một dạng viêm amidan mãn tính. Đây là căn bệnh mà rất nhiều người gặp phải liên quan đến đường hô hấp tạo cho người bệnh cảm giác khó chịu gây đau cổ, khó nuốt. Chính vì vậy bên cạnh tìm ra phương pháp cách trị viêm amidan người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống hợp lý. Trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thêm thông tin bị viêm amidan kiêng ăn gì?
Viêm amidan kiêng ăn gì?
Chế độ ăn uống góp phần không nhỏ đến chất lượng điều trị bệnh. Vì thế để tránh tình trạng bệnh tồi tệ thêm người bệnh cần phải kiêng các loại thực phẩm cụ thể như sau:
Các loại thức ăn cứng, khô và thô ráp
Những thực phẩm có bề mặt nhiều cạnh góc khô ráp giòn như: snack, bánh kẹo cứng, bánh quy giòn, bánh mì nướng khô, các loại hạt,…Có cấu trúc cứng nhiều mảnh vụn nhỏ dễ gây xây xát với vòng họng, cổ họng chúng có thể mắc kẹt lại ở vùng họng gây tổn thương niêm mạc và trở thành thức ăn của vi khuẩn.
Các loại thức ăn chứa nhiều chất béo – dầu mỡ
Theo Đông y, viêm amidan hốc mủ là tình trạng bệnh cấp tính, do một chứng thuộc về nhiệt độc đàm hỏa. Vì vậy người bệnh không nên ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, những thức ăn này dễ sinh đờm và thường rất nóng sẽ khiến cho việc kiểm soát và điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn.
Một số món ăn chứa nhiều chất béo người bệnh nên tránh: xúc xích, thịt mỡ, đồ ăn sẵn, lạp xưởng,…
Tránh các loại đồ uống chứa chất kích thích
Đồ uống chứa chất kích thích như: rượu, bia, các đồ uống có ga, đồ uống lạnh,…người bệnh cần nên tránh. Vì các loại đồ uống này có tính axit rất mạnh chứa các thành phần gây hại cho cơ thể. Chúng làm suy giảm hệ miễn dịch trong thời gian ngắn nhưng đủ làm cho vi khuẩn, virut tấn công mạnh hơn, thậm chí còn lan sang vùng khác của cơ thể. Khiến tình trạng bệnh trở nên phức tạp và gây hậu quả xấu trong quá trình điều trị bệnh.
Các loại đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị chua, cay
Rất nhiều người có thói quen ăn những đồ chua, cay, nhiều gia vị thơm nồng giúp kích thích vị giác ăn được nhiều và ngon hơn. Nhưng khi bạn bị viêm amidan hốc mủ thì cần tránh vì đồ ăn nhiều gia vị cay, chua gây kích thích niêm mạc họng, thậm chí còn gây xuất huyết amidan.
Các đồ hải sản như tôm, cua
Các đồ hải sản không tốt cho người bị viêm amidan vì hải sản chứa nhiều chất đạm có thể gây dị ứng. Người bệnh ăn nhiều hải sản sẽ làm cho vết thương sưng to hơn và thêm mủ mới, không những thế còn kích thích tạo thành sẹo lồi gây vướng khi lành bệnh.
Đồ ăn từ gạo nếp
Những món ăn làm từ gạo nếp như: cơm nếp, bánh chưng, xôi,…là loại thực phẩm nên tránh khi bị viêm amidan vì khi vào cơ thể gạo nếp sinh nhiệt, hóa mủ làm cho những vết thương bị viêm mưng mủ làm bệnh trở nặng và gây đau đớn hơn.
Viêm amidan hốc mủ nên ăn gì?
Bên cạnh việc kiêng khem, người bệnh cũng chọn cho mình những thực phẩm phù hợp có lợi cho cơ thể, hỗ trợ miễn dịch để đẩy lùi bệnh. Người bệnh cần ăn các loại thực phẩm lành tính, giàu vitamin giúp tăng sức đề kháng và không làm nhiễm trùng vùng họng đang bị viêm.
Các loại rau xanh
Rau xanh là thực phẩm mà người bệnh không thể bỏ qua, vì trong rau xanh chứa nhiều vitamin và các loại chất xơ, dưỡng chất rất tốt cho người bị viêm amidan. Nên sử dụng các loại rau như súp lơ, rau cải là loại rau hỗ trợ tốt cho cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn để đẩy lùi nhanh vi khuẩn, vi rút có hại.
Các thực phẩm chứa nhiều chất đạm và kẽm
Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất đạm sẽ giúp người bệnh kháng lại các loại siêu virut, ngoài ra còn bù đắp lại cho cơ thể một lượng kẽm đã mất trong khi bị viêm amidan. Nên sử dụng các loại giàu chất đạm như: thịt gà, thịt bò, cá, sữa, trứng,…thực phẩm sẽ hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Hoa quả và các loại nước ép, uống nhiều nước
Người bệnh nên sử dụng các loại hoa quả, nước ép và uống nhiều nước lọc sẽ làm giảm hiện tượng rát họng và khô miệng. Bên cạnh việc ăn uống điều độ và khoa học người bệnh cần giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh khoang miệng sạch sẽ đều đặn sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, cổ họng bớt đau rát.
Lưu ý khi bị viêm amidan hốc mủ
Bệnh viêm amidan hốc mủ có triệu chứng là đau họng kéo dài khoảng một tuần lễ, vì thế nếu có hiện tượng kèm với sốt, có đốm đỏ trong họng, sưng hạch bạch huyết,… người bệnh cần đến các cơ sở chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Bên cạnh đó người bệnh thường xuyên tập thể dục để tăng sức đề kháng. Có chế độ ăn uống khoa học, thay đổi thói quen sinh hoạt, vệ sinh môi trường sạch sẽ tránh các tác nhân gây hại.