Quai bị là căn bệnh phổ biến tại nước ta, mà hầu hết mọi người đều có thể mắc phải. Tuy quai bị là căn bệnh lành tính nhưng lại có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Vậy bệnh nhân quai bị nên ăn gì?
Tổng quan về bệnh quai bị
Quai bị là bệnh truyền nhiễm, với biểu hiện đặc trưng là sưng các tuyến nước bọt. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 2 đến 14 tuổi, cũng có thể gặp ở nhóm trẻ lớn, thành niên hoặc người lớn tuổi với tỷ lệ thấp hơn. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Bệnh quai bị kiêng ăn gì để giúp sức khỏe mau hồi phục
- Những dấu hiệu bệnh quai bị ở người lớn dễ nhận biết nhất
- Biểu hiện bệnh quai bị ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?
Tại Việt Nam, bệnh quai bị có tỷ lệ mắc hàng năm dao động từ 10 đến 40 trường hợp trên 100.000 dân, tập trung cao ở các vùng miền Bắc và Tây Nguyên. Tỷ lệ tử vong do bệnh quai bị thấp, không vượt quá 1/100.000 dân, nhưng nhiều ca bệnh nặng có thể dẫn đến viêm não – màng não hoặc viêm nhiều tuyến.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh quai bị đầy đủ. Nếu mắc bệnh, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để nắm được những thông tin về việc bệnh quai bị kiêng gì và nên ăn gì để tránh khiến bệnh phát triển nặng.
Bệnh nhân quai bị nên ăn gì?
Chế độ ăn rất quan trọng đối với người bệnh quai bị. Xây dựng thực đơn phù hợp giúp người bệnh dễ hấp thu chất dinh dưỡng, hỗ trợ tốt cho quá trình phục hồi.
Ưu tiên lựa chọn những thức ăn dạng lỏng và mềm
Khi mắc bệnh quai bị, người bệnh sốt cao, sưng đau tuyến nước bọt khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Vì vậy, người thân nên ưu tiên cho bệnh nhân ăn những thức ăn dạng lỏng nhưng vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng như: canh trứng, ngó sen, gạo tẻ,… Hệ tiêu hóa của người bệnh trong thời gian này khá nhạy cảm, nên người thân cần lưu ý điều chỉnh khẩu phần ăn hàng ngày sao cho phù hợp, lượng ít và hạn chế nhai mạnh. Tốt nhất nên chia nhỏ thực đơn ra thành nhiều bữa trong ngày.
Nên ăn những món ăn được chế biến từ đậu
Món ăn chế biến từ đậu có hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm các loại vitamin cần thiết giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng như: vitamin A, vitamin C, vitamin B1… Chính vì lý do đó, ăn những món ăn được chế biến từ đậu là phương pháp hiệu quả chống lại bệnh tật. Người thân ninh nhừ đậu tương, đậu xanh với số lượng ngang nhau cho người bệnh quai bị ăn mỗi ngày. Sau khi ăn 3 đến 5 ngày liên tiếp, bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Nên ăn bổ sung những món ăn từ rau xanh
Không chỉ riêng người bệnh quai bị, mà đối với rất nhiều căn bệnh khác rau xanh luôn là món ăn được ưa chuộng hàng đầu. Nguyên nhân là do vitamin A có nhiều trong rau xanh rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng trưởng thể chất và bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng nhờ vào cơ chế tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch, nhất là các bạch cầu lympho T, lympho B và bạch cầu đa nhân trung tính, cả về số lượng lẫn chất lượng.
Uống nhiều nước
Có thể bạn quan tâm:
- Ung thư vòm họng nguy hại ra sao, các nguyên nhân gây bệnh?
- Huyết áp là gì? Một số những bệnh cần tránh về huyết áp
Người bệnh quai bị thường có triệu chứng sốt và mất nước, vì vậy bù đủ lượng nước và chất điện giải mất đi để cơ thể được cân bằng là việc rất quan trọng. Người bệnh quai bị không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh, thay vào đó nên dùng nước lọc thông thường hoặc nước ấm (có thể làm giảm cơn đau).
Ngoài ra, súc miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng giúp hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn trong khoang miệng và tránh khô miệng.
Bệnh quai bị tuy lành tính nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó khi mắc bệnh quai bị, người bệnh cần đặc biệt lưu ý quai bị kiêng gì và tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị.
Lựa chọn những thức ăn dễ tiêu hóa
Khi mắc bệnh quai bị người bệnh sẽ bị sốt cao, cơ thể có khó có thể hấp thu được những món ăn cứng và thường cảm thấy chán ăn…Do đó, tốt nhất bạn hãy chuẩn bị cho người bệnh những thức ăn dạng lỏng nhưng vẫn chứa đủ chất dinh dưỡng. Một số món ăn nên lựa chọn như: gạo tẻ, ngó sen, canh trứng…nhằm giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Lời khuyên cho bệnh nhân quai bị nên ăn gì đó là trong thời gian này đó là ăn nhiều và chia thành nhiều bữa ăn. Lưu ý thêm về hệ tiêu hóa trong thời gian này cũng khá nhạy cảm nên các bạn cần phải chú ý về điều chỉnh liều lượng sao cho phù hợp. Trong trường hợp có những dấu hiệu thuyên giảm bạn không nên chuyển sang ăn những loại thực phẩm cứng mà vẫn duy trì chế độ ăn uống cũ để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Tổng hợp: songdepmoingay.net